Sunday, September 8, 2024
Trang chủBiển nóngBản tin Biển Đông ngày 23/01

Bản tin Biển Đông ngày 23/01

Bản tin Biển Đông ngày 23/01/2017.

Tàu sân bay Liêu Ninh trong hải trình gần đây nhất. Ảnh: Reddit.

Trung Quốc hạ thuỷ tàu chiến tàng hình thứ 31 của nước này

Ngày 22/1, tạp chí The Hindu cho biết, nhằm mở rộng đội tàu hải quân, Trung Quốc đã hạ thuỷ tàu chiến tàng hình thứ 31 sau khi thành lập nhóm tàu chiến, đứng đầu là tàu sân bay đầu tiên trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ và các nước về lập trường hiếu chiến của nước này ở Biển Đông. Cụ thể, Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã hạ thuỷ tàu hộ tống thứ 31 – loại 056, đánh dấu một bước bổ sung mới vào đội tàu hộ tống hiện đại lớn nhất thế giới. Theo tờ PLA Daily “quảng cáo”, với vận tốc tối đa là 52 km/h, tàu này có thể thực hiện tốt việc thao diễn, thao tác tự động ở mức độ cao và khả năng viễn thám, và có khả năng tấn công các máy bay, tàu thuyền và tàu ngầm.

Đây là tàu thứ hai được hạ thuỷ của Hải quân PLA kể từ đầu năm 2017, sau chiếc CNS Kaiyangxing, tàu do thám điện tử loại 815A hiện đang được quản lý bởi đội Bắc Hải. PLAN đã mở rộng đội tàu một cách nhanh chóng trong vòng 10 năm trở lại đây, đồng thời chuyển giao khoảng 100 tàu nổi và tàu ngầm hiện đại cũng như nhiều máy bay mới. Việc lực lượng không quân của PLAN cũng đã thực hiện nhiều cuộc diễn tập sẵn sàng chiến đấu và diễn tập tầm xa được cho là nhằm chuẩn bị sẵn sàng trước căng thẳng ở Biển Đông dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump.

Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự bằng tàu sân bay, nhưng cho đến nay vẫn chỉ là “con hổ giấy”

Ngày 22/1, hãng Nikkei đăng bài viết “Dù dùng tàu sân bay để phô trương sức mạnh song bấy lâu nay Trung Quốc vẫn chỉ là một con hổ giấy” của nhà báo Katsuji Nakazawa:

Liên quan đến cuộc diễn tập và tuần tra của tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, một tài sản quân sự dưới chế độ Chủ tịch Tập Cận Bình, đi qua ba điểm nóng của khu vực là Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan và Biển Đông, giới chuyên gia bắt đầu chú ý đến nhận định của một chuyên gia nghiên cứu về chính trị trong nước và các vấn đề an ninh quốc gia của nước này vào cuối năm 2016 rằng “Mục đích của hoạt động mới đây nhất của tàu Liêu Ninh thực chất là nhằm gửi một thông điệp đến người dân Trung Quốc, chứ không phải ông Trump hay Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Các hãng truyền thông Trung Quốc hiện đều nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Truyền thông thuộc Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cơ quan truyên truyền của Đảng này. Những thông tin “lăng xê” về tàu Liêu Ninh là một phần của “chiến tranh công luận Trung Quốc”.

Điều này cho thấy Bộ Truyền thông của Trung Quốc đang cố gắng trấn an người dân về sức mạnh của quân đội Trung Quốc và xua đi những lo lắng của người dân trước những nguy cơ đến từ chính quyền Tổng thống Trump. Các cơ quan báo chí, truyền thông liên tục đưa ra những báo cáo phóng đại về các cuộc tập trận của tàu Liêu Ninh. Thực tế, tàu này mới chỉ dừng lại ở bước thực hiện việc diễn tập cất cánh và hạ cánh cũng như tiến hành các chuyến đi thử nghiệm. Sự thật là tàu Liêu Ninh vẫn thiếu khả năng tác chiến. Có ít nhất ba nguyên nhân khiến tàu Liêu Ninh thiếu khả năng tác chiến: không được trang bị bệ phóng; các máy bay không thể mang đủ nhiên liệu để triển khai hoạt động trong thời gian dài; thiếu các bí quyết sản xuất để tiến hành hoạt động tác chiến của nhóm tàu sân bay, bao gồm nhiều tàu hỗ trợ.

Quan chức nhiều nước đều đồng tình rằng tàu sân bay của Trung Quốc mới chỉ dừng lại ở mức “trình diễn”, một khái niệm đã từng được đưa ra bởi Chủ tịch Mao Trạch Đông khi chỉ trích các vũ khí mà Mỹ và các nước khác sở hữu là “con hổ giấy”. Ông cho rằng người dân Trung Quốc ở trong nước đã không thể hiểu được khoảng cách lớn giữa khả năng quân sự giữa nước này và Mỹ. Đó là lý do vì sao các báo cáo tuyên truyền của các hãng truyền thông trong nước luôn có hiệu quả cao.

Tuy nhiên, tác giả lo ngại rằng nếu tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc sau tàu Liêu Ninh có thể lập nên một nhóm tác chiến và bắt đầu hoạt động ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông trong một vài năm tới đây, tình hình an ninh ở khu vực có thể sẽ thay đổi do khoảng cách về quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc có thể dần được thu hẹp

Bắc Kinh lớn tiếng cảnh cáo rằng dù Mỹ “có tung ra hàng loạt chỉ trích” cũng sẽ không thể ngăn được Trung Quốc mở rộng sức mạnh quân sự

Ngày 22/1, tờ Daily Caller cho biết, theo tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng sức mạnh quân sự tại các vùng biển xa bờ, bất chấp sự chỉ trích của phía Mỹ. Tờ báo này thậm chí còn ngang nhiên khẳng định, các cuộc tập trận giống như cuộc tập trận của nhóm tàu chiến sân bay Liêu Ninh gần đây “sẽ trở thành thông lệ”.

Trong những năm gần đây, việc mở rộng các hoạt động quân sự của Trung Quốc, đặc biệt là những hoạt động ở các vùng biển tranh chấp đã gây ra nhiều sự phản đối ở khu vực, đặc biệt là việc xây dựng các khu tiền đồn ở Biển Đông

Không những thế, tờ báo này còn viện cớ để vu cáo rằng “việc can thiệp và cản trở của các quốc gia ngoài khu vực đã đi ngược lại sự đồng thuận về lợi ích chung của khu vực và thế giới”

Trung Quốc gần đây đang đầu tư mạnh cho lực lượng hải quân, được xem là công cụ hữu hiệu để mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, mà đi đầu trong kế hoạch này là tàu sân bay Liêu Ninh. Trong một báo cáo mới đây của Nhân dân Nhật báo khẳng định Trung Quốc đang lên kế hoạch đưa nhóm tàu tác chiến vào khu vực Đông Thái Bình Dương, ngay khi Mỹ đưa nhóm tàu sân bay vào khu vực Tây Thái Bình Dương. Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc cũng sắp được hoàn thiện, tuy nhiên cũng phải mất một thời gian trước khi có thể được chuyển giao cho PLAN và đi vào hoạt động

Philippines và Trung Quốc đang thảo luận biện pháp giải quyết tranh chấp

Ngày 22/1, tờ The Standard cho biết, sau khi Philippines gửi Công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, cả hai phía Manila và Bắc Kinh đều đã nhất trí thiết lập cơ chế tham vấn song phương nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ liên quan đến Biển Đông

Trích dẫn cuộc hội kiến gần đây với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tại cuộc Tham vấn lần thứ 20 giữa Philippines và Trung Quốc ngày 18/1, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique Manalo khẳng định Philippines và Trung Quốc đã nhất trí sẽ sử dụng biện pháp hoà bình thông qua các nguyên tắc tự do hàng hải và hàng không. Ông Manalo cho biết, hai nước sẽ đưa các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông theo cơ chế tham vấn song phương.

Ông nói thêm “Hai bên đã thiết lập cơ chế tham vấn song phương về vấn đề Biển Đông, thảo luận về các vấn đề tồn tại cũng như vấn đề hai bên cùng quan tâm, như đã được khẳng định trong Tuyên bố chung nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Rodrigo Duterte tới Trung Quốc hồi tháng 10 năm 2016”. Ông Manalo cũng cho biết, trong cuộc tham vấn, ông cũng đã chia sẻ sự quan tâm của Philippines về các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông

Mặc dù không đưa thêm thông tin gì về phản ứng của Thứ trưởng Lưu song ông Manalo cho biết hai bên tái khẳng định cam kết sẽ “thúc đẩy môi trường hoà bình và ổn định ở khu vực, theo các nguyên tắc tự do hàng hải và hàng không cũng như biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp”

Trung Quốc tiến hành thẩm tra việc quản lý tài nguyên biển ở Biển Đông

Ngày 23/1, tờ Trung Hoa Nhật báo cho biết, mới đây, Cục Hải sự Trung Quốc đã ban hành một loạt công văn chỉ đạo các cơ quan chức năng trên biển tiến hành công tác thanh tra nhằm đẩy mạnh triển khai quản lý tài nguyên biển của nước này. Cụ thể, theo Kế hoạch Thanh tra Biển, Cục Hải sự sẽ cử thanh tra đến một số khu vực nhằm đánh giá việc bảo vệ và phát triển các tài nguyên biển của các cơ quan địa phương.   

Ngày 22/1, tại một cuộc họp báo, ông Fang Jianmeng, Cục phó Cục Hải sự Trung Quốc cho biết, Cục sẽ sớm thành lập một uỷ ban giám sát, với ba nhánh riêng tại Bắc Hải, Biển Hoa Đông và Biển Dông sẽ thành lập các nhóm thanh tra. Ông Fang cho biết các thanh sát viên sẽ tiến hành kiểm tra 11 khu vực cấp Tỉnh, địa phương có biển, bao gồm Liêu Ninh, Sơn Đông, Thượng Hải theo cơ chế thường xuyên. Một chuyên gia giấu tên tại Đại học Hải Dương Trung Quốc tại tỉnh Sơn Đông, cho biết với tốc độ phát triển nhanh chóng của các khu vực ven biển, một số khu vực đang đặt ưu tiên cao lên việc tăng trưởng kinh tế dựa trên việc khai thác tài nguyên biển mà xao nhãng  việc bảo vệ môi trường, dù vô ý hay cố ý.

RELATED ARTICLES

Tin mới