Tuesday, September 17, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiCác quốc gia khác giải quyết tắc đường như thế nào?

Các quốc gia khác giải quyết tắc đường như thế nào?

Không chỉ riêng Việt Nam, rất nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng phải vò đầu bứt tai với nạn tắc đường và họ đã tìm ra những giải pháp rất hiệu quả như sau.

Tắc đường là một trong những vấn đề nhức nhối khiến nhiều thành phố lớn trên thế giới phải đau đầu nhức óc để đi tìm giải pháp.

Các thành phố phát triển với tốc độ quá nhanh sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức bởi càng mở rộng thì tất cả mọi thứ sẽ càng trở nên phức tạp.

Trong số đó, tắc đường là bài toán khó nhằn nhất bởi nó không chỉ làm ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn làm trì trệ nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của tất cả người dân. Chính vì vậy, hầu như quốc gia phát triển nào cũng phải tìm mọi cách để giải quyết vấn đề này.

Có những sáng kiến thành công, có những sáng kiến cần được cải cách hơn nữa cho phù hợp với thời cuộc nhưng hãy cùng nhìn lại một số giải pháp thành công của các nước dưới đây để xem chúng ta có thể học tập được gì từ họ.

1. Singapore: Tăng phí đường bộ

Vào đầu những năm 1970, Singapore phải đối mặt với vấn đề tắc đường trầm trọng. Đây cũng chính là thời kỳ chuyển mình của Singapore khi đất nước này vươn lên thành một thị trường kinh tế lớn mạnh.

Số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh do sự bùng nổ đô thị hóa và người dân Singapore cũng ngày càng giàu lên gây nên ách tắc giao thông liên tục xảy ra tại các thành phố lớn.

Trong hoàn cảnh đó, chính phủ Singapore đã chọn giải quyết vấn đề một cách trực diện là bằng mọi cách phải cắt giảm số lượng xe tham gia giao thông. Và một trong những biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để giải quyết tắc đường mà Singapore áp dụng chính là tăng phí đường bộ.

Đảo quốc Sư tử là quốc gia đầu tiên trên thế giới quản lý số lượng xe tham gia giao thông bằng cách thu phí. Biện pháp này chính thức được áp dụng năm 1975 cho các khu vực hay bị tắc đường dưới tên gọi Hệ thống Đăng ký vào Nội đô (Area Licensing System – ALS).

Tuy nhiên, năm 1995, do lượng xe tham gia giao thông tiếp tục tăng và sự mở rộng trung tâm đô thị nên ALS được thay thế bằng hệ thống thu phí đường bộ điện tử hiện đại, gọi tắt là ERP, khiến cho việc thu phí nhanh và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Đây chính là những giải pháp thành công giúp nhiều nước trên thế giới thoát tắc đường - Ảnh 2.

Phí EPR dao động từ 0,35 cho tới 2,8 USD mỗi lần phụ thuộc vào loại xe, thời gian, địa điểm và mật độ tham gia giao thông. Người sở hữu ôtô phải lắp đặt thiết bị thu phí (IU) trên xe và nạp tiền trước. Khi xe đi qua hệ thống ERP, số tiền phải trả sẽ được trừ tự động sau 10 giây.

Các xe trốn vé sẽ bị nhận thông báo phạt nguội. Nếu nộp phạt chậm trễ, số tiền phí sẽ tự động tăng lũy tiến và người vi phạm có thể phải ngồi tù.

Nhờ hệ thống ERP mạnh tay này, mật độ giao thông ở Singapore đã giảm 20%. Bên cạnh đó, 65% người dân Singapore lựa chọn sử dụng phương tiện công cộng vì chi phí rẻ, tiện lợi hơn. Nhờ đó mà lượng khí thải CO2 và bụi cũng giảm đáng kể.

2. Stockhom, Thụy Điển: Thu phí đường bộ cao

Tiếp nối sự thành công của hệ thống ERP ở Singapore, thủ đô Stockholm của Thụy Điển cũng đã áp dụng phương pháp thu phí đường bộ tự động để giải quyết vấn nạn tắc đường.

Theo đó, các phương tiện tham gia giao thông trong nội đô vào các ngày trong tuần sẽ phải chịu mức phí dao động từ 6,30 tới 18,3 USD. Chỉ áp dụng ngoại lệ đối với xe buýt, taxi, xe sử dụng nguyên liệu sinh học, xe cấp cứu và các xe đến từ đảo Lidingö.

Đây chính là những giải pháp thành công giúp nhiều nước trên thế giới thoát tắc đường - Ảnh 3.

Trong vòng 2 năm đầu, mật độ giao thông cao điểm tại khu vực thu phí giảm 25% (tương đương với 1 triệu xe tham gia giao thông mỗi ngày) và doanh thu từ hệ thống thu phí đường bộ mỗi ngày đạt tới 300.000 USD. 

Khoản tiền thu được từ hệ thống thu phí giảm tắc đường này sẽ được sử dụng để cải thiện các dịch vụ giao thông và trung chuyển khác.

3. Barcelona, Tây Ban Nha: Phát triển hệ thống dự báo giao thông

Hệ thống dự báo giao thông chủ động, được biết đến với tên gọi Urban Lab là cách thành phố Barcelona đương đầu với tắc đường.

Quản lý bãi đỗ xe và camera quản lý giao thông là hai mảng chính mà thành phố này cố gắng áp dụng để giảm bớt sự tắc nghẽn trong đô thị với công nghệ thông minh.

Bộ phận cảm biến tại các điểm đỗ xe và video có phân tích sẽ cung cấp dữ liệu về số chỗ đỗ xe còn lại tại bãi để các tài xế chủ động trong việc lựa chọn điểm đỗ hợp lý, tránh dồn ứ tại một điểm gây tắc nghẽn giao thông. 

Bên cạnh đó, dữ liệu này sẽ được truyền khắp thành phố bằng hệ thống WiFi, nối các thiết bị của người dùng cuối với các cơ quan hữu quan.

Camera quản lý giao thông sẽ được kết nối bằng cáp quang tới cơ quan quản lý giao thông. Thông qua đó cơ quan này có thể nắm bắt được lượng xe tham gia thực tế trên đường để tăng hoặc giảm tần suất đèn tín hiệu giao thông.

Đây chính là những giải pháp thành công giúp nhiều nước trên thế giới thoát tắc đường - Ảnh 4.

4. Copenhagen, Đan Mạch: Phát triển hệ thống giao thông công cộng đồng nhất, khuyến khích người dân đi xe đạp

Xây dựng hệ thống giao thông công cộng đồng nhất được thủ đô Copenhagen, Đan Mạch chọn làm cách để giảm thiểu và tránh tắc đường. Mô hình này là sự kết hợp của ba hệ thống điều phối giao thông, kết hợp với các thông tin liên quan tới các ban ngành, cơ quan và chính phủ.

Hệ thống thu vé đồng nhất thông qua ứng dụng smartphone hay tin nhắn cũng khiến việc nhận thông tin về địa điểm, điểm đến và vé trở nên dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng khi muốn di chuyển và chuyển phương tiện giao thông.

Đây chính là những giải pháp thành công giúp nhiều nước trên thế giới thoát tắc đường - Ảnh 5.

Việc tăng cường các trạm xe buýt và các bãi đỗ xe đạp tiện nghi tại ga tàu điện ngầm đảm bảo thông suốt cho các phương tiện giao thông công cộng ở Copenhagen. Thêm vào đó, đường xe buýt luôn được ưu tiên nên có thể rút ngắn thời gian di chuyển.

Chính nhờ vậy mà số xe ô tô di chuyển trong thành phố cũng ít hẳn đi, giúp lượng phát thải CO2 giảm hẳn 83% xuống còn có 90.000 tấn/năm. Đây cũng chính là khởi đầu cho “Làn sóng xanh”, khuyến khích người dân di chuyển bằng xe đạp để bảo vệ môi trường ở thủ đô của Đan Mạch.

5. Hàng Châu, Trung Quốc: Phát triển hệ thống chia sẻ và cho thuê xe đạp

Thành phố Hàng Châu chính là nơi có những chương trình chia sẻ và cho thuê xe đạp lớn nhất trên thế giới. Cả thành phố có 67.000 chiếc xe đạp công cộng, trong đó có 3.000 điểm dịch vụ cho thuê xe với doanh số trung bình là 230.000 xe tính tới tháng 6/2013.

Đây chính là những giải pháp thành công giúp nhiều nước trên thế giới thoát tắc đường - Ảnh 6.

Có một lý do khiến cho hệ thống này được sử dụng rộng rãi đó là việc sử dụng xe đạp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Người dân địa phương có thể thuê xe bằng một loại thẻ tích hợp thông minh có thể dùng cho các phương tiện giao thông khác nữa. 

Những người dân ngoại tỉnh không có thẻ tích hợp vẫn có thể trả bằng thẻ ghi nợ bình thường. Sự thuận tiện của hệ thống cho thuê xe đạp nằm ở chỗ nó có thể giúp những người dùng phương tiện giao thông công cộng có thể dễ dàng di chuyển tiếp tới nơi cần đến từ bến xe buýt.

RELATED ARTICLES

Tin mới