Thursday, March 28, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiNếu các tàu ngầm nguyên tử của Nga và Mỹ cùng tham...

Nếu các tàu ngầm nguyên tử của Nga và Mỹ cùng tham chiến, điều gì xảy ra?

Chiến tranh Lạnh kết thúc, tàu ngầm Mỹ trở thành ông chủ biển khơi còn thủy thủ tàu ngầm nguyên tử – tinh tú của Hải quân Nga vỡ mộng với những con tàu hoen gỉ trong các bến cảng.

Tàu ngầm Severodvinsk của Nga.

Ưu thế dưới đại dương của Mỹ bị thách thức nghiêm trọng

Nhưng sau hơn 20 năm, một kẻ thách thức mới ưu thế dưới đại dương của Mỹ đã xuất hiện. Nó được các thủy thủ Mỹ biết đến, nhưng không nhiều, và quá trình chế tạo nó phải mất tới gần 2 thập niên.

Đó là một thách thức không bình thường đối với ưu thế về hải quân của Mỹ, và thế nhưng, chiếc tàu ngầm Đề án 885 “Yasen” này có một số phận dài và “khủng” mang tính truyền thống. Vậy kẻ chơi trội vừa mới – vừa cũ này trông như thế nào so với tàu ngầm tàu ngầm lớp “Virginia” chủ lực hiện nay của Mỹ?

Tàu ngầm Đề án 885 “Yasen” được nghiên cứu từ giữa những năm 1980 tại Phòng Thiết kế Trung ương “Malakhit” – thuộc tốp 3 đơn vị chế tạo tàu ngầm chủ lực của Liên Xô.

Chiếc đầu tiên thuộc đề án này – “Severodvinsk”, được bắt đầu đóng mới vào năm 1993 tại Nhà máy “Sevmash” (Nga). Tuy nhiên, vì thiếu vốn, nên thời hạn bàn giao chiếc tàu này bị kéo dài tới hơn 10 năm. Năm 2010, “Severodvinsk” được hạ thủy, và phải tới năm 2013 nó mới chính thức được bàn giao cho hạm đội của Nga.

Chiều dài của chiếc tàu thuộc đề án “Yasen” là 119m, lượng giãn nước là 13.800 tấn. Thủy thủ đoàn gồm 90 người, ít hơn rất nhiều so với các tàu ngầm tương tự của Mỹ. Điều này nói lên mức độ tự động hóa các hệ thống và cơ chế hoạt động rất cao của nó.

Về thiết kế, nó giống với chiếc tàu ngầm đề án 971 “Shuka-B”, nhưng phía sau buồng chỉ huy dài hơn, và ở đó có một phần lồi lên để bố trí các hệ thống ống phóng theo chiều dọc.

Theo tờ “Combat Fleets of the World” danh tiếng, “Severodvinsk” được trang bị lò phản ứng hạt nhân OK-659KPM với công suất 200 MW mà có tuổi thọ tương đương với tuổi thọ của tàu. Nó giúp cho “Severodvinsk” đạt được vận tốc 16 hải lý trên mặt nước và 30 hải lý dưới nước.

Những nguồn tin khác cho biết rằng, chiếc tàu này có tốc độ nhanh hơn và đạt được vận tốc 35 hải lý. Với vận tốc 20 hải lý dưới nước, nó có thể di chuyển mà không phát ra tiếng động.

Vũ khí thủy âm của “Severodvinsk” là tổ hợp “Irtysh-Amfora” với ăng ten cầu, hệ thống lưới thủy âm hai bên cùng ăng ten để truy tìm và phát hiện nằm ở phía đuôi. Chiếc tàu ngầm này có hệ thống định vị sóng dẫn đường và tìm kiếm trên mặt nước MRK-50 “Albatros”, cũng như tổ hợp tác chiến điện tử hiện đại.

Vũ khí của tàu ngầm lớp Yasen bao gồm 8 ống phóng ngư lôi, trong đó 4 ống cỡ 650mm và 4 ống cỡ 533m sử dụng để phóng các ngư lôi tự tìm mục tiêu và điều khiển từ xa, cũng như các tên lửa 3M54 “Kalibr” nhiều phiên bản khác nhau (chống hạm, chống tàu chiến và để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất).

Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất kiểu thẳng đứng (24 ống) được bố trí ở phía sau buồng lái. Mỗi ống phóng có thể triển khai các tên lửa chống hạm P-800 “Onyx”.

Đối thủ đáng gờm từ Mỹ

Điều gì sẽ xảy ra nếu các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa của Nga và Mỹ cùng tham chiến? - Ảnh 3.

Tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ.

Trong khi đó, đối thủ của nó là các tàu ngầm lớp “Virgina”, với mức chi phí hợp lý, được thiết kế để thay thế các tàu ngầm lớp “Seawolf” dù có những tính năng tuyệt vời nhưng lại có giá thành rất cao. Và “Virginia” đã hoàn thành tốt nhiệm vụ này, và theo thời gian, nó đã trở thành vũ khí chủ lực của hạm đội tàu ngầm Mỹ.

Với chiều dài 115m, “Virginia” ngắn hơn 4m so với “Severodvinsk”. Nhưng lượng giãn nước của nó thấp hơn gấp 2 lần. Thủy thủ đoàn bao gồm 113 người, động cơ được lò phản ứng nguyên tử SG9 do General Electric chế tạo.

Chân vịt của tàu có nắp chụp. Tốc độ khi nổi của nó là 25 hải lý/h, còn khi lặn là 35 hải lý/h. Với vận tốc 25 hải lý/h, nó cũng di chuyển không phát ra tiếng ồn giống như các tàu ngầm lớp “Los-Angeles”.

Tàu ngầm lớp “Virginia”, giống như tàu ngầm Yasen của Nga, trạm thủy âm chính với ăng ten cầu được đặt ở phần mũi tàu, nhưng bắt đầu từ các tàu ngầm Block III, tổ hợp thủy âm BQQ-10 đã được thay thế bằng hệ thống định vị thủy âm khổ lớn có hình móng ngựa.

Hai bên sườn tàu được trang bị các ăng tên lưới cỡ rộng, bao gồm 2 khối với 3 cảm ứng thủy âm bằng sợi thủy tinh trong mỗi khối.

Hệ thống ăng ten lưới thụ động TB-29(A) được lắp đặt ở phía đuôi tàu để hỗ trợ hoạt động phát hiện định vị sóng. Và cuối cùng, bên trong phần vỏ của đài chỉ huy và phần mũi tàu có lắp đặt hệ thống định vị thủy âm sóng cao tần giúp “Virginia” phát hiện và tránh các thủy lôi.

“Virginia” chỉ có 4 máy phóng để thực hiện phóng các ngư lôi hạng nặng tự tìm mục tiêu Mk.48 với những tính năng nâng cao để diệt tàu chiến mặt nước và tàu ngầm. Nó cũng có thể phóng các tên lửa chống hạm UGM-84 Sub-Harpoon.

Những phiên bản đầu tiên của lớp tàu ngầm này được trang bị 12 tên lửa “Tomahawk” để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất từ những ống phóng thẳng đứng. Trong dòng Block III, các ống phóng này được thay thế bằng các ống phóng kiểu mâm quay với số lượng tên lửa tương tự.

Phiên bản Block V, số lượng các ống phóng sẽ được tăng lên để có thể triển khai tối đa 40 quả tên lửa “Tomahawk”.

Ai sẽ giành chiến thắng?

Ai sẽ là kẻ giành chiến thắng trong cuộc đối đầu trực tiếp giữa tàu ngầm “Virginia” phiên bản Block III và tàu ngầm “Severodvinsk” của Nga? Cả hai chiếc tàu ngầm đều là đỉnh cao công nghệ tiên tiến của hai nước, và sức mạnh của chúng trong cuộc đối đầu trực tiếp sẽ ngang nhau.

“Severodvinsk” chậm hơn, nhưng có thể lặn sâu hơn còn “Virginia” lại nhanh hơn, tuy nhiên theo Combat Ships of the World, lớp vỏ của “Severodvinsk” chỉ có thể chịu được độ sâu tối đa 488m. Có thể “Virginia” sẽ chiếm ưu thế trong việc phát hiện bằng định vị thủy âm nhờ hệ thống định vị thủy âm khổ lớn.

Liên quan tới trang bị vũ khí, thì sức mạnh của cả hai tàu ngầm ngang nhau, mặc dù “Severodvinsk” sở hữu các tên lửa “Kalibr” phiên phản chống hạm giúp nó nhanh chóng thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào những tàu ngầm của đối thủ.

Trong khi tàu ngầm lớp “Virginia” sở hữu hệ thống định vị thủy âm chất lượng hơn các đối thủ phía Nga, và thêm vào đó, nó có tiếng ồn thấp hơn. Trong chiến tranh ngầm dưới nước, điều này là sự kết hợp lý tưởng. Nó di chuyển và thực hiện hoạt động truy tìm để phát hiện ra “Severodvinsk”.

Nhưng một trong những ưu thế quan trọng của “Severodvinsk” đó là nó phản ứng nhanh trước những mục tiêu xuất hiện bất ngờ nhờ sở hữu các tên lửa chống tàu chiến siêu thanh “Kalibr”.

Liên quan đến tương lai sắp tới thì hệ thống định vị thủy âm của “Virginia” sẽ vượt trội do thường xuyên được hoàn thiện bằng việc nâng cấp chương trình điều hành.

Còn “Severodvinsk” dường như không còn khả năng nâng cấp tổ hợp thủy âm, mà việc biến các tàu ngầm này của Nga trở nên ít tiếng ồn hơn là điều không đơn giản. Nói chung, vị trí dẫn đầu nên dành cho tàu ngầm lớp “Virginia”.

Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, mối quan tâm của Mỹ tới cuộc chiến dưới lòng biển hạ nhiệt đôi chút, và nhất là sau sự kiện 11/9 họ bắt đầu quan tâm ít hơn tới hạm đội tàu ngầm của mình.

Nhưng từ giờ, khi Mỹ lại chú trọng vào những chiến lược chiến tranh giữa các cường quốc lớn nói chung và vào những hoạt động quân sự ngầm dưới nước nói riêng, thì các tàu ngầm của Mỹ có lẽ sẽ lại chiếm ưu thế trước những đối thủ cạnh tranh từ phía Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới