Friday, March 29, 2024
Trang chủĐiểm tinĐiều khiến TQ lo lắng nhất khi Tập Cận Bình lần đầu...

Điều khiến TQ lo lắng nhất khi Tập Cận Bình lần đầu đối mặt Trump là gì?

Cử chỉ của Tổng thống Mỹ Donald Trump với các lãnh đạo nước ngoài đã vượt khỏi nghi thức và thông lệ ngoại giao.

Lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông (trái) bắt tay Tổng thống Mỹ
Nixon khi ông đến thăm Trung Quốc tháng 2/1972 (Ảnh: Xinhua).

Giới ngoại giao quốc tế đang cố gắng lý giải thông điệp trong các cử chỉ của Trump, sau khi các video bắt tay “kỳ lạ” của ông gây bão trên mạng Internet.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), đây là một trong số vấn đề đang được các quan chức Trung Quốc nghiên cứu, bởi hai nước đang thảo luận khả năng lãnh đạo Mỹ-Trung gặp mặt ở Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 7 tới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình làm cách nào chiếm “cửa trên” trước một tổng thống Mỹ khó đoán như Trump?

Các chuyên gia cho rằng cái bắt tay nhiều sức mạnh của Trump cho thấy ông muốn kiểm soát tình hình và chứng tỏ “tôi là ông chủ”. Điều này không khó hiểu khi vai trò mà ông được công chúng biết đến nhiều nhất là trong show truyền hình thực tế “The Apprentice”, với câu nói kinh điển “Anh bị sa thải”.

Huấn luyện viên về ngôn ngữ cơ thể người Mỹ, bà Patti Wood đã tổng kết những kiểu bắt tay mà ông Trump đã “trình diễn” trước thế giới kể từ khi nhậm chức hôm 20/2.

“Trump nắm chặt và kéo tay người đối diện về phía mình, đồng thời kéo dài hơn thời gian khoảng 3 giây của một cái bắt tay thông thường cho đến khi ông cảm thấy đã ‘chiến thắng’,” Wood nói. “Và hành động vỗ vào tay đối phương sau khi đã nắm, kéo và giữ trong một khoảng thời gian, cho thấy ý muốn áp đảo hoàn toàn người đối diện…”

Khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp Trump tại phòng Bầu dục vào 2 tuần trước, biểu cảm bối rối của ông sau màn bắt tay kéo dài đến… 19 giây của Tổng thống Mỹ đã khiến truyền thông toàn cầu tập trung hoàn toàn vào “màn kịch quyền lực” của ông chủ Nhà Trắng.

“Ông ấy (Trump) giơ tay ra trước để kéo người đồng cấp Nhật về phía mình và đón nhẹ lấy tay. Đây là những dấu hiệu nói người đối diện là dân nghiệp dư và người nắm quyền kiểm soát thực sự ở đây là Trump,” Tiến sĩ Leow Chee Seng, giáo sư về hành vi con người và giao tiếp phi ngôn ngữ ở Đại học công nghệ IIC, Campuchia, nhận xét.

Theo SCMP, cho đến nay Thủ tướng Canada Justin Trudeau là nhà lãnh đạo duy nhất kiểm soát được thế áp đảo của Tổng thống Trump trong nghi thức bắt tay ngoại giao. Ông Trudeau đã đặt bàn tay “rảnh rỗi” của mình lên cánh tay Trump để “cố định” thân mình ở màn chào hỏi.

Ông Tập Cận Bình sẽ ứng phó với Trump thế nào?

Trong lịch sử, những cái bắt tay giữa lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã thể hiện nhiều thông điệp quan trọng về đối ngoại.

Tháng 2/1972, cái bắt tay giữa Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã phá vỡ thế bế tắc kéo dài 1/4 thế kỷ, được xem như đền bù cho sự mất mặt mà ông Chu nhận từ Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles. Ông Dulles từ chối bắt tay ông Chu ở Hội nghị Geneva năm 1954.

Những pha từ chối bắt tay như thế không còn phổ biến ngày nay, ngay cả giữa những quốc gia đang căng thẳng. Nhưng cái bắt tay “nửa vời” giữa Tập Cận Bình và Shinzo Abe ở hội nghị thượng đỉnh APEC 2014 được nhận định là dấu hiệu rõ rệt nhất về quan hệ rạn nứt giữa Trung-Nhật, theo mô tả của tạp chí Atlantic (Mỹ).

Trong các dịp khác, Chủ tịch Trung Quốc tỏ ra thoải mái hơn. Phóng viên He Huifeng của SCMP nhớ lại cơ hội bắt tay với ông Tập khi ông có chuyến công tác ở thành phố Thâm Quyến.

“Đó không phải là một cái nắm tay chặt,” He nói. “Ông Tập cao và có bàn tay lớn. Ông bắt tay từng người một cách chậm rãi.”

Tiến sĩ Leow Chee Seng chỉ ra một số cách để Tập Cận Bình giữ gìn hình ảnh lãnh đạo mạnh mẽ của mình khi phải đối đầu Trump trong một pha bắt tay.

Chủ tịch Trung Quốc cần kiểm soát tình hình trước sự quyết đoán của Tổng thống Mỹ, để không bị choáng ngợp bởi cái kéo tay nhiều sức mạnh từ Trump. Ông Leow kiến nghị ông Tập tự đặt mình vào vị trí chiến lược và “chơi tấn công”.

“Khi bắt tay với Trump, Tập Cận Bình có thể đứng về phía bên trái ông Trump, giơ tay phải ra trước với lòng bàn tay hướng lên, vỗ tay Trump 3 lần và kết thúc cái bắt tay trước,” Leow nói.

Theo SCMP, lời khuyên của Leow thực tế được lấy từ một kịch bản của lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông.

Tổng thống Nixon đã mô tả cuộc gặp với Mao trong cuốn hồi ký của mình, rằng Mao “đưa tay ra trước, nên tôi cũng làm như vậy”. Nixon cho biết cái bắt tay với Mao Trạch Đông kéo dài đến 1 phút.

Tuy nhiên, Nixon khi ấy ở vào thế “bị động”, bởi trước đó ông thậm chí không biết chắc rằng liệu lãnh tụ Trung Quốc có sẵn sàng gặp mặt hay không.

RELATED ARTICLES

Tin mới