Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐiểm tinHải quân NATO mệt nhoài vì chạy theo Nga

Hải quân NATO mệt nhoài vì chạy theo Nga

Theo Daily Mail, Nga đang tích cực hiện đại hóa hải quân, tăng cường trang bị áp sát NATO có thể “đe dọa sự tồn tại của phương Tây”.

Hải quân Nga tập trận.

Nga đe dọa phương Tây

Điện Kremlin đang gia tăng kho vũ khí hải quân, sẽ cho phép Nga ngăn chặn sự di chuyển tự do của các tàu NATO và “đe dọa sự tồn tại” của phương Tây. Điều này được nêu trong báo cáo của Học viện nghiên cứu quốc phòng Hoàng gia Anh. Tham gia viết có các cựu chỉ huy quân sự của Liên minh Bắc Đại Tây Dương: Đô đốc James Stavridis và tướng Philip Breedlove, tờ Daily Mail cho biết.

Bài viết dẫn tài liệu của chính phủ Anh khẳng định rằng Hải quân Nga “đã có sự thay đổi về chất lượng”, có khả năng “làm tê liệt” châu Âu. Đặc biệt, các tàu ngầm mới của Moskva có thể cắt cáp ngầm dưới biển để phá trao đổi thông tin thương mại và quân sự giữa Mỹ và các nước châu Âu, hoặc tấn công các giàn khoan dầu ở Biển Bắc.

Trong nghiên cứu của mình, phương Tây cũng nhấn mạnh rằng Nga có thể tổ chức các “nhiệm vụ commando” thông qua “những thủy thủ nhỏ áo xanh.” Đồng thời như trong trường hợp Crimea, Moskva sẽ “giả vờ” như không liên quan đến chủ mưu, mà Nga sẽ gọi là “những người chủ nghĩa dân tộc, những người hành động đơn lẻ, khủng bố hay thậm chí du khách, hành động theo ý chí độc lập của bản thân họ”, tờ Daily Mail viết.

Do đó, NATO nên sẵn sàng để chống trả “cuộc chiến tranh lai của Nga trước khi quá muộn”. Nếu không, có nguy cơ rủi ro là liên minh sẽ mất quyền kiểm soát các vùng biển.

Trước đó, Tướng NATO về hưu Philip Breedlove cũng đã cảnh báo sức mạnh hải quân Nga có thể kiểm soát toàn bộ đường biển, đường không ở Đại Tây Dương. Nếu Nga và NATO xảy ra chiến tranh, có thể thấy rằng các hành động nhanh chóng của hạm đội tàu ngầm, tàu chiến Nga “sẽ bóp nghẹt cả Đại Tây Dương”, tướng Philip Breedlove cho biết.

Ông Breedlove cảnh báo về kịch bản ảm đạm khi hải quân Nga dưới thời ông Putin có đủ sức mạnh kiểm soát đường biển, đường không chủ yếu trên Đại Tây Dương, rất cần cho NATO để triển khai lực lượng. Breedlove kêu gọi NATO cải thiện sự sẵn sàng chiến đấu và hệ thống cảnh báo sớm, hoạt động tình báo, chuẩn bị cho nguy cơ bị Nga tấn công.

“Việc NATO có thể đi lại dễ dàng ở Đại Tây Dương để tham chiến ở châu Âu đã là quá khứ. Chúng ta cần suy nghĩ về việc tăng cường năng lực của mình”, Breedlove nói.

Động thái của NATO

Phản ứng trước sự tăng cường hiện diện của Nga, quan chức cấp cao của NATO, ông Alexander Vershbow cho rằng Moscow đang thực hiện chiến lược “bao vây” tâm lý.

“Tôi tin rằng kế hoạch của Nga phản ánh một xu hướng tăng cường năng lực thông thường… Nga đã chọn cách để đối phó với NATO như là một đối thủ, rất khác với một kẻ thù”, ông ông Alexander Vershbow cho biết.

Từ tuyên bố trên, NATO cho rằng chiến lược phát triển của Hải quân Nga đang trực tiếp đe dọa khối quân sự này và buộc họ phải phát triển phòng thủ làm đối trọng. Ngay từ cuối năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Ine Erikson Soreide tuyên bố NATO sẽ củng cố hệ thống phòng thủ trên biển, nhằm ứng phó với khả năng hàng hải ngày mạnh tăng của Nga.

Phát biểu tại một hội nghị của Hội đồng Đại Tây Dương về tương lai của NATO, ông Erikson Soreide nói rằng: “Một lĩnh vực cần được quan tâm hơn là những thách thức ngày càng tăng của lĩnh vực hàng hải… NATO không được thua trong lĩnh vực hàng hải”.

Trước đó, ông Erikson Soreide đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter để thảo luận về việc “thiết lập những khả năng hàng hải thực sự của liên minh này”. Kể từ khi công bố chiến lược quốc phòng sửa đổi vào cuối năm 2014, Nga đã tăng cường tập trung vào sức mạnh hải quân.

Do đó, Bộ trưởng Quốc phòng Soreide cho rằng, NATO “có khả năng phải đối mặt với một mối đe dọa đối với những tuyến đường biển không chỉ ở Đại Tây Dương”, gợi nhớ lại một thách thức “khiến tất cả các nước châu Âu và Mỹ đều quan ngại”.

Trong những năm gần đây, khả năng triển khai sức mạnh trên biển của NATO đã suy giảm đáng kể do các quốc gia thành viên đều cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Tính đến tháng 6/2016, NATO đưa ra báo cáo cho thấy chi tiêu quốc phòng chung của liên minh này đã giảm 1,5%, thấp hơn so với mức giảm 4% của năm trước đó.

RELATED ARTICLES

Tin mới