Friday, April 19, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiViệt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất...

Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu

Theo Bộ Công Thương, hiện các doanh nghiệp Việt Nam đang bị cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt là từ các thị trường như Campuchia, Philippines, Bangladesh, Pakistan….Chính điều này đã khiến sự sụt giảm về lượng đối với xuất khẩu nhóm hàng nông – lâm thủy sản và nhóm nhiên liệu.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang bị cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường xuất khẩu. Ảnh minh họa.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu tháng 2 năm 2017 ước đạt 13 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2017 ước đạt 27,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản 2 tháng đầu năm ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 11,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tuy nhiên, về lượng xuất khẩu, hầu hết các mặt hàng trong nhóm nông lâm thủy sản đều có lượng xuất khẩu giảm (ngoại trừ chè các loại tăng 6,2%, cao su  tăng 34,7%); nhóm nhiên liệu và khoáng sản có hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chủ đạo là dầu thô và xăng các loại cũng giảm xấp xỉ 5%. Biến động về lượng làm giảm kim ngạch xuất khẩu khoảng 352 triệu USD.

Trong những tháng đầu năm, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất và vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Tiếp đến là thị trường Châu Á, thị trường; Thị trường Trung Quốc.

“Mức tăng xuất khẩu giữ được mức tốt đối với Hàn Quốc, thị trường Đông Á là một tín hiệu khả quan trong việc nước ta đã từng bước tiếp cận và tận dụng được các lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Một số thị trường truyền thống vẫn được giữ vững và tiếp tục phát huy hiệu quả tốt. Các thị trường xuất khẩu truyền thống trong khu vực ASEAN có mức tăng trở lại”, Bộ Công Thương đánh giá.

Về thị trường nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu tháng 2 năm 2017 ước đạt 14,2 tỷ USD, tăng 8% so với tháng 1/2017 và tăng 39% so với cùng kỳ. Tính chung cả 2 tháng đầu năm 2017, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 27,4% tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ.

Cũng theo Bộ Công Thương, trong 2 tháng đầu năm, nhập khẩu từ châu Á chiếm 80,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm 29,3% và tăng 23,8% so với cùng kỳ. Thị trường Hàn Quốc chiếm 20,5% và tăng 35%. Tiếp đến là thị trường ASEAN; thị trường châu Âu và châu Mỹ…

Thị trường xuất khẩu ngày càng gia tăng các tiêu chuẩn cao

Đánh giá về thị trường xuất khẩu trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương cho biết, sự sụt giảm hầu hết về lượng đối với xuất khẩu nhóm hàng nông – lâm thủy sản và nhóm nhiên liệu, khoáng sản đã cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang bị cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt là từ các thị trường như như Campuchia, Philippines, Bangladesh, Pakistan…….. Do đó, cần có các giải pháp về dài hạn để ổn định năng lực xuất khẩu.

Cùng với đó, các thị trường xuất khẩu đang ngày càng gia tăng các tiêu chuẩn đối với hàng xuất khẩu của Việt nam như thủy sản, gạo, rau quả…

Theo đó, đối với thủy sản, Hàn Quốc yêu cầu tôm nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch, Úc vấn tiếp tục lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ Việt nam… đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp tục tăng mà chủ yếu là do giá tăng.

“ Xuất khẩu gạo cũng đã sụt giảm mạnh do tác động kép từ việc thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, là Trung Quốc thiết lập tiêu chuẩn nhập khẩu gạo từ các nước ASEAN đã làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này giảm mạnh, cùng với việc Thái Lan thực hiện xả kho hàng tồn kho gạo đã làm giảm giá gạo thế giới. Kim ngạch xuất khẩu gạo hai tháng đạt 328 triệu USD, giảm cả về lượng và giá trị xuất khẩu, trong đó lượng giảm 19,5% và giá trị giảm tới 21,4%”, Bộ Công Thương cho hay. 

Cũng theo Bộ Công Thương, một số mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu có kim ngạch gia tăng đột biến như sắt thép phế liệu, ô tô dưới 9 chỗ… Riêng đối với mặt hàng ô tô, nguyên nhân chủ yếu là gia tăng nhập khẩu từ ASEAN và Ấn độ. Đối với ASEAN là do thuế suất thuế nhập khẩu xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi có xuất xứ từ khu vực ASEAN được điều chỉnh giảm từ 40% xuống 30% theo cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA).

Ngoài ra, theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt mới, các dòng xe có dung tích dưới 1,5 lít từ đầu năm 2017, thuế xuống còn 35%. Dòng xe có dung tích từ 1,5 đến 2 lít (tập trung chủ yếu ở phân khúc xe hơi) giảm về 40%, vì vậy việc giảm thuế này được cho là đã tạo lợi thế đáng kể cho xe từ Ấn Độ. Một lý do nữa là chiêu giảm giá “tới đáy” của các hãng xe Ấn Độ được cho là chiến lược cạnh tranh với các dòng xe của Thái Lan, Indonesia để vào thị trường ASEAN.

RELATED ARTICLES

Tin mới