Thursday, March 28, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiDù Hải quân ngày càng hùng hậu, TQ sẽ "bị đè bẹp"...

Dù Hải quân ngày càng hùng hậu, TQ sẽ “bị đè bẹp” khi đối đầu Mỹ

Một trong những chương trình nghị sự nổi cộm nhất tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc diễn ra trong tuần qua ở Bắc Kinh: Mức tăng nợ chính phủ và nợ khu vực tư nhân.

Tổng thống Trump phát biểu trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford hôm 2/3/2017 (Ảnh: CBS News)

Học giả Salvatore Babones, chuyên gia người Mỹ về chính sách xã hội và xã hội học tại Đại học Sydney (Australia) đánh giá, trong 2 năm vừa qua Trung Quốc đã để nền kinh tế của mình “trôi nổi” trên làn sóng thâm hụt ngân sách lớn.

Các doanh nghiệp, ngân hàng nhà nước, chính quyền địa phương và cả trung ương đã tìm mọi cách “hãm phanh” bội chi để duy trì mục tiêu tăng trưởng GDP chính thức tối thiểu của Trung Quốc là 6.5%. Con số này được Thủ tướng Lý Khắc Cường báo cáo hôm 5/3 và kỳ vọng được Quốc hội ủng hộ, trong bối cảnh mối lo nợ chính phủ Trung Quốc đang vượt tầm kiểm soát.

Mọi quốc gia đều đối diện 2 lựa chọn khi cần kiểm soát thâm hụt: Tăng thuế hoặc giảm chi tiêu. Với khoảng 100 tỉ phú đôla ngồi trong Quốc hội Trung Quốc, phương án thứ hai dường như không cần bàn đến.

Theo ông Babones, lĩnh vực mà Bắc Kinh có khả năng cắt giảm chủ yếu là quốc phòng. Đầu thập niên 2000, mức tăng ngân sách quốc phòng hàng năm của nước này thường là hai chữ số.

Các chuyên gia an ninh Trung Quốc thậm chí từng kỳ vọng quân phí năm 2016 sẽ tăng 20%, khi căng thẳng Mỹ-Trung trên biển Đông nóng lên rõ rệt trong năm 2015. Nhưng thực tế con số được công bố là 7.6%, và mức tăng ngân sách quốc phòng năm nay được thông báo còn thấp hơn, chỉ 7%.

Những số liệu này không chỉ được điều chỉnh để kiểm soát lạm phát, Babones lý giải. Điều đó có nghĩa trên thực tế, tăng trưởng chi tiêu quốc phòng của Bắc Kinh luôn phù hợp, hoặc thấp hơn so với mức tăng trưởng GDP.

Sức ép lên ngân sách quốc phòng là hệ quả tất yếu của nền kinh tế giảm tốc và dân số già hóa. Với tỉ lệ người già tăng cao, ưu tiên ngân sách phải chuyển dịch sang các dịch vụ xã hội.

Các nhà phân tích quốc phòng phương Tây tiếp tục cảnh báo Hải quân Trung Quốc trong tương lai với 500 tàu sẽ “chiếm lĩnh” các đại dương trên toàn cầu, hay ít nhất là Thái Bình Dương. Nhưng Bắc Kinh sẽ không đủ khả năng theo đuổi cuộc chạy đua vũ trang về hải quân.

Liệu Hải quân Mỹ có đủ sức? Với tham vọng nâng đội tàu chiến lên 350 chiếc, chính quyền Tổng thống Donald Trump dường như đang quyết tâm tìm câu trả lời.

Đội tàu sân bay 12 chiếc của Trump

Với nợ công gần 20.000 tỉ USD và thâm hụt ngân sách hàng năm gần 600 tỉ USD, Mỹ không lạ lẫm gì với tình trạng bội chi. Nhưng với lãi suất thực của nợ chính phủ liên bang dao động quanh 0.5%, chính phủ Mỹ đủ khả năng để tiêu tiền vào bất cứ thứ gì họ cần. Vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới của đồng USD còn đem lại cho Mỹ nhiều lựa chọn linh hoạt hơn.

Theo Babones, dù Tổng thống Trump có thể chưa “làm quen” hết với cương vị, nhưng quốc phòng là một trong số ít lĩnh vực mà ông đã được cung cấp những chi tiết hết sức cụ thể về kế hoạch chi tiêu.

Trump đã đề xuất lên Quốc hội Mỹ mức tăng quân phí khổng lồ 54 tỉ USD, nâng ngân sách quốc phòng từ mức 585 tỉ lên vượt xa 600 tỉ USD. Mỹ vốn đã là nước chi tiêu nhiều nhất cho quốc phòng, và đề xuất của Tổng thống sẽ giúp họ chiếm ưu thế tuyệt đối với phần còn lại của thế giới.

Phần lớn chi tiêu quân sự gia tăng của Trump được cho là sẽ đổ vào việc nâng quy mô hạm đội của Hải quân Mỹ từ 272 lên 350 tàu chiến, bao gồm 12 nhóm tác chiến tàu sân bay. Lực lượng này đang có 10 mẫu hạm vận hành và chiếc thứ 11, USS Gerald R Ford, dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 4 tới.

Mọi sự so sánh giữa tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc đang hoạt động, chiếc Liêu Ninh, với tàu USS Gerald Ford trị giá 13 tỉ USD “đều là vô nghĩa” – Babones bình luận. Tàu Gerald Ford cùng nhóm tác chiến của nó sẽ là lực lượng trên biển hùng mạnh nhất, trong khi Liêu Ninh là một chiến hạm từ thời Liên Xô, được Bắc Kinh mua lại từ Ukraine với giá 20 triệu USD vào năm 1998 và phải mất 16 năm cải tạo để đưa nó xuống biển.

Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, đang trong quá trình hoàn thiện và dự kiến hoạt động năm 2019 hoặc 2020, được cho là “bản nâng cấp” dựa trên thiết kế của tàu Liêu Ninh.

Trung Quốc còn một quãng đường rất dài, và rất nhiều tiền phải chi, trước khi họ tiệm cận trình độ công nghệ phức tạp của Hải quân Mỹ.

Kẻ có tiền là kẻ thắng

“Tiền chính là vấn đề,”Salvatore Babones nhận định.

Theo ông, bên cạnh chi tiêu quốc phòng, Trung Quốc gần như không thể so sánh với Mỹ về chi ngân sách ở mọi lĩnh vực. Trong khi với môi trường cạnh tranh sức mạnh toàn cầu nhiều rủi ro như hiện nay, tiền là tất cả.

Trung Quốc chi khoảng 7 tỉ USD mỗi năm cho các sự vụ quốc tế, còn Mỹ chi hơn 47 tỉ. Ông Trump khiến các chính khách Mỹ ngỡ ngàng khi đề xuất cắt giảm ngân sách ngoại giao để bổ sung cho quân sự, nhưng ngay cả như vậy thì mức chi của Bộ ngoại giao Mỹ vẫn cao nhất thế giới.

Tổng thống Ronald Reagan từng khiến Liên Xô sa sút khi kéo Moscow vào những cuộc chạy đua vũ trang đắt đỏ.

Vào đầu nhiệm kỳ của Reagan, thâm hụt ngân sách Mỹ đạt mức cao nhất, chiếm 5.7% GDP. Khoản nợ này phải được chi trả với mức lãi suất lên tới hơn 10%. Ngày nay với thâm hụt 3.2% , lãi suất thực 0.5% cùng một nền kinh tế “khỏe mạnh” hơn nhiều, Trump có thể dễ dàng “đè bẹp” Trung Quốc bằng tiền.

Babones nhận xét, Trung Quốc nên cảnh giác để tránh bị lôi vào một cuộc chạy đua tiêu phí theo kiểu Liên Xô-Mỹ, cuộc chiến mà Bắc Kinh không thể thắng.

Bên cạnh Mỹ, việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân còn thúc đẩy Nhật Bản gia tăng kỷ lục ngân sách quốc phòng, và Bắc Kinh chỉ gặp rắc rối khi có thêm đối thủ chạy đua. Hạ viện Nhật hôm 27/2 đã thông qua dự thảo ngân sách kỷ lục cho năm tài chính 2017, trong đó chi phí quốc phòng là 5.130 tỷ yên, tăng 1.4% so với tài khóa hiện nay.

Học giả Babones bình luận, với tốc độ già hóa dân số cao, tình trạng ô nhiễm không khí thảm họa ở nhiều địa phương và sự suy giảm của các ngành công nghiệp nhà nước, ban lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức.

“Một cuộc chiến với Mỹ, cho dù không phải là đối đầu về tiền bạc, vẫn là điều cuối cùng mà Bắc Kinh muốn xảy ra,” ông viết.

RELATED ARTICLES

Tin mới