Tuesday, April 16, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiThẳng tay "đánh" Nga, EU muốn nhắn nhủ gì với Mỹ?

Thẳng tay “đánh” Nga, EU muốn nhắn nhủ gì với Mỹ?

Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục gia hạn thời gian áp đặt các biện pháp trừng phạt hà khắc nhằm vào Nga thêm 6 tháng nữa, kéo dài đến tháng 9 năm 2017, Hội đồng EU hôm qua (13/3) cho biết.

Ảnh minh họa.

“Đánh giá tình hình cho thấy, chúng tôi không có lý do để thay đổi chế độ trừng phạt hiện nay”, Hội đồng EU tuyên bố.

Quyết định trên sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay (14/3) sau khi nó được đăng tải trên tờ báo chính thức của EU.

Danh sách trừng phạt của EU gồm có 150 cá nhân và 37 tổ chức của Nga và Ukraine.

“Danh sách đen” nói trên chỉ là một trong ba gói trừng phạt độc lập mà EU đang áp dụng với Nga. Gói biện pháp trừng phạt kinh thế nhằm vào những ngành then chốt của nền kinh tế Nga được gia hạn 6 tháng một lần. Hiện gói trừng phạt này đang có hiệu lực cho đến tháng 7 năm 2017. Những biện pháp trừng phạt về thương mại và visa nhằm vào bán đản Crimea cũng đang được thực thi và được xem xét lại hàng năm.

Như vậy, với diễn biến mới nhất, có thể thấy EU vẫn tiếp tục kiên trì theo đuổi chính sách trừng phạt, gây áp lực với Nga bất chấp việc các biện pháp trừng phạt đang gây tổn thất cho chính họ và bất chấp việc nội bộ EU chia rẽ vì chính sách này.

Mỹ và EU đổ lỗi cho Moscow đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, kích động cuộc xung đột ở miền đông nam Ukraine. Bất chấp việc Nga liên tục lên tiếng bác bỏ những cáo buộc trên, phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Nhiều trong số này là những biện pháp trừng phạt đang gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga khi nó nhằm vào các ngành then chốt như ngân hàng, năng lượng và quốc phòng. Ngoài Mỹ, EU, một loạt nước khác gồm Australia, Canada, Na-uy, Ukraine… đều tham gia vào chính sách trừng phạt Nga.

Đáp lại, Moscow cũng đáp trả bằng cách áp dụng một gói biện pháp trừng phạt nhằm vào tất cả các nước đang tham gia chiến dịch trừng phạt Nga. Lệnh trừng phạt của Nga là lệnh cấm nhập khẩu rau quả, thịt, cá, hải sản và các sản phẩm từ sữa có nguồn gốc từ những nước đang trừng phạt Nga.

Kểt quả là cả hai bên đều bị tổn thất từ cuộc chiến trừng phạt nói trên. Một số nước thành viên EU gần đây liên tục lên tiếng kêu gọi liên minh này từ bỏ chính sách trừng phạt Nga, khôi phục lại quan hệ với Nga để tránh phải tiếp tục hứng chịu những tổn thất gây ra từ cuộc chiến trừng phạt. Tuy nhiên, EU vẫn kiên quyết đi theo con đường trừng phạt Nga với cáo buộc Moscow không thực hiện các cam kết đưa ra trong thỏa thuận Minsk, khiến tình hình Ukraine không có tiến triển.

Về phần mình, Nga cũng tỏ ra cứng rắn, quyết không lùi bước trong vấn đề Ukraine. Moscow nhiều lần tuyên bố, chính sách trừng phạt Nga sẽ không có tác dụng và rằng nó chỉ làm cho Nga mạnh lên dù có phải hứng chịu tổn thất.

Mới đây nhất, hồi cuối tuần, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đã cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng, Nga sẽ không khởi xướng việc đưa ra thảo luận vấn đề liên quan đến những biện pháp trừng phạt Nga. Moscow tuyên bố, Mỹ và EU là bên khơi mào cuộc chiến trừng phạt thì cũng phải là bên khởi xướng việc bàn thảo đến vấn đề đó.

EU đưa ra quyết định gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga vào thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần ám chỉ đến việc sẽ xem xét lại chính sách trừng phạt Nga. Ông Trump đã bày tỏ ý định muốn khôi phục quan hệ với Nga. Điều này khiến cho các đồng minh phương Tây của Mỹ không khỏi lo ngại. Hành động quyết liệt của EU phải chăng là một thông điệp nhắc nhở Mỹ phải tiếp tục đoàn kết với EU trên mặt trận chống Nga?

RELATED ARTICLES

Tin mới