Thursday, March 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiUkraine chống đòn hiểm sáp nhập mềm miền Đông

Ukraine chống đòn hiểm sáp nhập mềm miền Đông

Mong muốn khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của chính quyền Kiev đang ngày càng gặp khó, nhưng họ vẫn hành động.

Ukraine tham vọng khôi phục toàn vẹn lãnh thổ

Ngày 15/3, hãng Sputink dẫn nguồn tin từ cơ quan báo chí của Tổng thống Ukraine cho biết, ông Poroshenko đang dự định thông qua sáng kiến luật pháp về khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

Cụ thể, khi phát biểu tại Hội đồng An ninh và Quốc phòng, người đứng đầu chính phủ Kiev bày tỏ lo ngại về tình trạng bất ổn tại khu vực miền Đông nước này đồng thời khẳng định tài liệu trên sẽ đáp ứng cho lợi ích quốc gia của Ukraine.

Theo ông Poroshenko, đang có một số lực lượng chính trị cố gắng tách rời Donbass và xô đẩy về phía Nga hàng chục triệu người Ukraine.

“Đang lộ yêu cầu ra đạo luật hợp pháp hóa những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng… Đạo luật như vậy sẽ phá hủy tiến trình Minsk, sẽ chôn vùi sự trừng phạt quốc tế chống Nga, bởi gắn với Minsk”, tờ Sputnik dẫn lời vị Tổng thống Ukraine cảnh báo.

Ngoài ra, ông Poroshenko cũng tuyên bố chấm dứt  giao thông nối kết vận chuyển đến 2 nước cộng hòa Donetsk (DNR) tự xưng và cộng hòa Lugansk (LNR) tự xưng cho đến khi nào các doanh nghiệp trong vùng ly khai trở lại thẩm quyền của Ukraine.

“Khi qua tuyến ranh giới chỉ được phép mang theo hàng nhân đạo”, ông Poroshenko nhấn mạnh.

Tuyên bố trên của Kiev được đưa ra sau khi người dân vùng Donbass đang tìm mọi cách để thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền Ukraine cũng như chủ động tiến gần hơn tới Nga.

Thực tế sau khi Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh yêu cầu giới chức nước này tạm thời công nhận các loại giấy tờ đăng ký dân sự tại khu vực miền Đông Ukraine do phe ly khai kiểm soát hôm 18/2, số lượng người dân tại DPR và LPR xin cấp giấy tờ tại những khu vực này đã tăng mạnh. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, chính quyền đã phải điều động thêm nhân lực để giải quyết.

Không chỉ thế, DPR và LPR còn đồng loạt thông báo thay thế đồng Hrivnya nội tệ của Ukraine bằng đồng Rúp của Nga nhằm mục đích bình ổn hệ thống tài chính – tiền tệ tại 2 nước cộng hòa tự xưng này. Những động thái trên buộc chính quyền Tổng thống Poroshenko phải tìm cách để ngăn cản và kiềm chế.

Giấc mơ khó thành?

Đây không phải là lần đầu tiên giới chức Kiev lên tiếng bày tỏ quyết tâm về việc lấy lại Crimea từ tay Nga cũng như tìm cách ổn định tình hình tại vùng Donbass.

Ngày 26/2, Bộ trưởng Nội vụ của Ukraine Arsen Avakovcho trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Ukraina “1+1” đã tuyên bố rằng, chính quyền Kiev đã có một kế hoạch riêng để giành lại quyền kiểm soát bán đảo Crimea và khu vực Donbass về tay mình.

Theo lời vị Bộ trưởng Ukraine, các nhà ngoại giao đang phát triển kế hoạch giành lại các vùng lãnh thổ này mà “hoàn toàn không có một chút nhượng bộ nào” và ông tự khẳng định mình cũng là một trong số những người đang làm việc trong kế hoạch này.

Trước đó, Tổng thống Ukraine cũng đưa ra tuyên bố rằng, Ukraine sẽ giành lại được Crimea.

“Chúng tôi sẽ không bỏ rơi đồng bào ở Crimea bị tạm chiếm của chúng tôi và không cần sự hỗ trợ của Nga”, ông Poroshenko cho biết trên trang Facebook.

Ukraine chong don hiem sap nhap mem mien Dong

Với những bất ổn tại Ukraine thì giấc mơ trên càng khó thành hiện thực

Giới phân tích nhận định rằng, dù chính quyền Kiev có sử dụng bất cứ biện pháp gì cũng sẽ không thể đòi được Crimea và giành lại Donbass. Cách duy nhất mà Kiev có thể làm là khiến đất nước giàu mạnh lên, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc; xã hội Dân chủ thực sự, quyền Tự do, Bình đẳng của nhân dân được tôn trọng.

Đến khi nền kinh tế-xã hội Ukraine phát triển lên một mức độ cao hơn, văn minh hơn, đời sống của nhân dân Ukraine sung túc, hạnh phúc hơn so với nhân dân Nga, tự khắc nhân dân bán đảo Crimea và vùng Donbass sẽ bỏ Nga và lực lượng ly khai để trở về với “đất mẹ”.

Tuy nhiên trái với những dự đoán của các chuyên gia, những biện pháp mà chính quyền Ukraine đang làm lại đang khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Đối với người dân 2 nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk, cách hành xử thô bạo của Kiev đang khiến chút niềm tin hiếm hoi còn lại dần mất đi. Việc lãnh đạo vùng Donbass quyết định từ bỏ đồng tiền Hrivnya nội tệ của Ukraine để thay thế bằng đồng Rúp Nga hay đồng loạt làm lại các thủ tục giấy tờ là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy sự phẫn nộ này.

Không chỉ thế, phe đối lập Ukraine còn lên tiếng yêu cầu chính phủ và quốc hội nước này từ chức sau vụ việc ông Roman Nasirov, người đứng đầu Cơ quan tài chính bị tình nghi tham nhũng.

Đại diện phe đối lập còn khẳng định, vụ Nasirov chỉ là một phần của “mạng lưới tham nhũng bao phủ trong nước theo chế độ hiện hành” bởi vì ông này đã làm việc 2 năm dưới sự lãnh đạo của Tổng thống và hai Thủ tướng, làm theo chỉ thị của họ.

Tương tự với Nga, việc chính quyền Poroshenko thường xuyên đưa ra các chỉ trích, đe dọa hay làm ngơ để phe cực đoan tụ tập biểu tình, xây bịt cửa ngân hàng Sberbank của Nga ở Kiev đang đẩy nước này vào tình thế khó.

Giáo sư kinh tế Nikita Maslennikov cho rằng, việc Ukraine chống lại ngân hàng thương mại Nga sẽ mất rất nhiều thời gian và nguồn lực để thực hiện, vì không có khuôn khổ pháp lý để làm như vậy.

Trong khi đó, theo đánh giá của nhà phân tích tài chính Alexei Antonov, nếu Ukraine xử phạt Sberbank, bản thân nước này cũng sẽ gặp phải những cú sốc vô cùng lớn, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống ngân hàng của Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào vốn nước ngoài, trong đó có Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới