Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ gây ra sự chạy đua vũ trang ở Đông Nam Á

TQ gây ra sự chạy đua vũ trang ở Đông Nam Á

Mấy chục năm vừa qua các quốc gia Đông Nam Á và Đông Á đang cố gắng vươn lên trở thành khu vực kinh tế năng động và luôn tăng trưởng ở mức độ cao.

Hãy chung tay cắt đứt “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc

Tuy nhiên nếu như khu vực này được bình yên để đầu tư phát triển kinh tế và không phải đầu tư vào vũ khí quân sự để chống lại tham vọng độc chiếm Biển Đông, chiếm các đảo của Việt Nam, Philippin và của Nhật Bản bằng các biện pháp quân sự tàn bạo. Không những thế Trung Quốc luôn tìm cách chia rẽ các nước, không muốn họ độc lập tự chủ, thịnh vượng. Có thể nói Trung Quốc đã tạo nên sự bất ổn ở khu vực và buộc các nước phải chạy đua vũ trang dù một số nước kinh tế còn khó khăn.

Suốt nửa thế kỷ XX, mặc dù giúp Triều Tiên, Việt Nam chống Mỹ nhưng chưa bao giờ Trung Quốc ủng hộ Việt Nam và Triều Tiên thống nhất đất nước. Mang danh là cùng phe xã hội chủ nghĩa nhưng Trung Quốc luôn lấy Việt Nam và Triều Tiên như con bài để mặc cả với Mỹ. Trung Quốc kích động Triều Tiên chống Mỹ, chống Hàn và chống Nhật. Trung Quốc còn lôi kéo các nước chống Liên Xô. Để ngăn chặn Mỹ, Trung Quốc giúp Việt Nam chống Mỹ nhưng không muốn Nam – Bắc Việt Nam thống nhất. Khi thời cơ đến, Trung Quốc sẵn sàng bắt tay với Mỹ để Mỹ làm ngơ cho Trung Quốc chiếm hết quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Khi Việt Nam thống nhất đất nước, Trung Quốc tìm cách gây sự với Việt Nam, gây rối ở phía Nam, sẵn sàng tấn công quân sự Việt Nam ở toàn tuyến biên giới phía Bắc.

Thâm độc và tàn bạo hơn, Trung Quốc tìm cách giúp chính quyền Pôn Pốt ở Campuchia chống Việt Nam và tự tiêu diệt dân tộc mình, gây ra họa diệt chủng khủng khiếp nhất, quái đản nhất trong lịch sử thế giới ở thế kỷ XX.

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, Trung Quốc bắt đầu từ bỏ chủ quyền cộng sản nhưng vẫn mang danh cộng sản, bắt đầu làm giàu bằng mọi giá để vươn lên là nền kinh kế lớn thứ hai, sau Mỹ và hy vọng sẽ là nền kinh tế số một của thế giới. Trung Quốc vẫn kiên quyết đối đầu giành vị trí bá chủ thế giới của Mỹ nhất là trong bối cảnh Liên Xô tan rã, nước Nga suy yếu.

Khi đã đủ tiềm lực về kinh tế nhờ sự đầu tư từ các nước Mỹ, Nhật, Hàn, các nước Châu Âu, Trung Quốc bắt đầu lộ rõ bản chất bành trướng bằng mọi giá. Biển Đông là nơi có nhiều nguồn lợi, là tuyến đường hàng hải trọng yếu của cả thế giới. Trung Quốc từng bước dùng vũ lực chiếm các đảo có vị trí trọng yếu trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Rồi từng bước bồi đắp các đảo này thành căn cứ quân sự. Chiếm bãi cạn của Philippin, bao vây không cho Philippin tiếp tế cho lực lượng đồn trú.

Trắng trợn hơn Trung Quốc vẽ đường lưỡi bò gần hết Biển Đông tuyên bố thuộc quyền quản lý của Trung Quốc. Ngay sau đó tuyên bố vùng nhận dạng. Ngang nhiên tuyên bố cấm đánh cá vào bất cứ thời gian nào mà Trung Quốc muốn.

Trung Quốc mua và hoàn thiện tàu sân bay, mua máy bay, tên lửa, tàu ngầm của Nga, liên tục tập trận trên Biển Đông để hù dọa các nước.

Để chống lại Trung Quốc xâm lược bành trướng và uy hiếp, các nước Đông Nam Á cũng buộc phải mua sắm vũ khí. Việt Nam, Philippin, Indonesia, Malaysia, Singapo đều phải giành các khoản ngân sách khổng lồ để mua các loại vũ khí có đủ sức mạnh để chống lại cơn bành trướng của Trung Quốc.

Có thể nói, chính Trung Quốc đã gây lên làn sóng mua sắm vũ khí, trong khi kinh tế còn khó khăn. Nhưng Trung Quốc cần nhớ rằng kẻ gieo gió sẽ gặp bão.

RELATED ARTICLES

Tin mới