Friday, March 29, 2024
Trang chủĐiểm tinPhản ứng của TQ đối với chiến lược ‘xoay trục’ của Mỹ

Phản ứng của TQ đối với chiến lược ‘xoay trục’ của Mỹ

Đứng trước chiến lược “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ với trọng tâm là phát triển năng lực để đối phó với sự quyết đoán ngày một tăng của Trung Quốc ở Hoa Đông và Biển Đông, giới lãnh đạo Trung Quốc và giới chuyên gia, học giả đã có những phản ứng theo nhiều mức độ khác nhau.

Ảnh: US Navy.

Giới lãnh đạo Trung Quốc cho rằng, hy vọng Mỹ tôn trọng lợi ích chính đáng của Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương, xử lý tốt mối quan hệ lợi ích của nhau, cùng thúc đẩy hòa bình, tin cậy và hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Giới chức ngoại giao Trung Quốc tuyên bố biệc Mỹ tăng cường và liên tục mở rộng liên minh quân sự là không thích hợp và không phù hợp với lợi ích của các nước trong khu vực.

Trong khi đó giới chức quân sự của Trung Quốc thì mạnh mẽ hơn cho rằng mọi hành hành động nhằm củng cố hoặc mở rộng các liên minh quân sự là sản phẩm của cách tư duy Chiến tranh Lạnh, đi ngược lại xu thế hòa bình phát triển và hợp tác hiện nay.

Bất kỳ học thuyết quân sự nào nhằm kích động đối đầu, bảo vệ lợi ích của một bên trong khi hy sinh lợi ích của bên khác đều là cách nghĩ lạc hậu.

Theo giới phân tích phản ứng rõ nét nhất được chứng minh bằng các hành động cụ thể trên thực địa của Trung Quốc đối với chiến lược “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ được thể hiện “sâu đậm” nhất sau khi Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình chính thức trở thành lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.

Giới phân tích cho rằng, kể từ khi Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc vào tháng 11/2012, quan hệ Trung-Mỹ đã bước vào thời kỳ mới.

Đặc biệt, với thực lực kinh tế lớn mạnh, tiếng nói và tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh ngày càng lớn đối với các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trung Quốc cho rằng, Mỹ nhấn mạnh sự trở lại châu Á-Thái Bình Dương là bao vây, kìm chế Trung Quốc, hạ thấp ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại khu vực.

Việc ông Trump rút khỏi TPP không đồng nghĩa với việc Mỹ đã chính thức “xóa sổ” chiến lược “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương của cựu Tổng thống Obama. Kiềm chế vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc, tăng cường hiện diện tại châu Á-Thái Bình Dương và duy trì địa vị số một thế giới là mục tiêu không thay đổi của Mỹ. Cái thay đổi có lẽ chỉ là phương thức thực hiện mà thôi.

Đúng như lời quyền trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Susan Thornton trong cuộc họp báo bàn về chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc: chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ có kế hoạch của riêng mình cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Xoay trục, tái cân bằng hay cái gì đó chỉ là cụm từ được dùng để mô tả chính sách châu Á của chính quyền Tổng thống Obama. Tôi nghĩ quý vị có thể kỳ vọng là chính quyền Mỹ dưới thời Donal Trump sẽ có công thức riêng của mình.

RELATED ARTICLES

Tin mới