Friday, March 29, 2024
Trang chủĐàm luậnMất sông, TQ tiến ra... biển

Mất sông, TQ tiến ra… biển

Trung Quốc đang đứng trước một thảm họa: Nguồn nước dự trữ của nước này mất đi một cách thảm hại. Bây giờ lãnh đạo Bắc Kinh hoài nghi chủ trương đi tìm hàng ngàn con sông đã bị mất. Một cuộc khủng hoảng về cung cấp nước đang đe dọa đất nước gần 1,4 tỷ dân này.

Từ lâu Trung Quốc là một quốc gia luôn trong tình trạng khan hiếm nước. Mỗi đầu người chỉ được dùng khoảng ¼ so với khối lượng tiêu dùng nước trung bình đầu người trên thế giới. Theo thóng kê đến tháng 3/2017, nước này đang bị “biến mất” hơn 27.000 con sông. Chúng biến đi đâu?

Cách đây 30 năm Trung Quốc có hơn 50.000 dòng sông lớn. Mỗi dòng sông có ít nhất là 100 km2 diện tích nước. Vậy mà hiện tại chỉ còn 22.909 con sông. Đó là thông tin mới nhất từ một bản tin phóng sự quốc gia đầu về nước của Trung Quốc cho hay.

Liên tục từ năm 2010 đến năm 2012, Bộ quản lý nguồn dự trữ nước, Cục thống kê đã vào cuộc, kiểm tra trong toàn quốc về tình trạng các con sông, các túi nước ngầm, các dự án thủy lợi và hồ chứa. Thứ trưởng Bộ xây dựng thủy lợi Qiao Young đổ lỗi cho sự biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất và sự phát triển kinh tế – xã hội. Theo ông Qiao, hậu quả của quá trình công nghiệp hóa quá nhanh, của việc xây dựng đô thị, của việc gia tăng dân số, của việc tàn phá thiên nhiên kể từ khi bắt đầu cải cách để đưa đất nước tiến nhanh thì cũng phải gánh chịu sự hủy hoại môi trường vô cùng tàn khốc.

Theo ông thứ trưởng, các khảo sát trước đây so với công nghệ đo bây giờ là không chính xác. Một đánh giá từ bản đồ trắc địa mới có tỷ lệ 1:50.000 cho hay, hầu hết các con sông không biến mất, nhưng lượng nước chảy ít đi. 45.000 con sông trên toàn bộ chiếu dài 1,51 triệu km còn đang ngắc ngoải thì diện tích mặt nước của mỗi con sông chỉ còn khoảng 50 km2.

Tờ tạp chí chính trị kinh tế Caixin  vào tháng 10 năm 2010 đăng bài ngợi ca của chính thứ trưởng Qiao, rằng Trung Quốc như là “đất nước có nhiều sông nhất trên thế giới với 50.000 sông và cứ mỗi con có trên 100 km2 diện tích nước”.

“Trên đường tìm kiếm nguồn nước đã mất”, một số bloger đã chế riễu về sự thẩm tra hiếm hoi theo tên cuốn tiểu thuyết Của Marcel Proust “Trên đường tìm kiếm thời đã mất”. Vấn đề đã trở nên thật sự nghiêm trọng. Bắc Kinh đã nhận ra, việc cung ứng nước là vấn đề khổng lồ . Đáng lo nhất là hiện tại 40% nước sông đã bị nhiễm bẩn do nước thải đổ vào khiến các dòng sông đen kịt, ô nhiễm, 20% lượng nước không thể dùng được.

Phát triển kinh tế không đi liền bảo vệ môi trường, thêm vào đố là nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao hơn của người dân Trung Quốc làm cho lượng nước trong đất nước khổng lồ càng ngày càng ít đi. Hàng năm Trung Quốc xài tới 621 tỷ m3 nước. Trong đó 2/3 khối lượng dùng cho việc tưới cho rừng và nông nghiệp.

Một điều rõ như ban ngày, khủng hoảng nước ở Trung Quốc càng ngày càng trầm trọng hơn, Trong số hơn 93.000 hồ và hồ trữ nước ba-ra lớn, lượng nước gom vào không đủ để bảo đảm cung cấp nước lượng nước tối thiểu. Trong khi đó các nhà máy thủy điện vẫn cung cấp nguồn điện chủ yếu. Hiện có 46.758 nhà máy thủy điện với tổng công suất 333 Gigawat và đang xây 1324 nhà máy thủy điện cỡ lớn với công suất điện 110 Gigawat cộng thêm.

Hệ lụy là việc tạo đủ nước uống và nước sử dụng sạch trở nên tốn kém hơn. Cả nước có 97,5 triệu giếng và càng ngày càng hút nước xuống độ sâu sâu hơn. Theo số liệu thống kê, trung bình cứ 14 người sử dụng 1 giếng. Phần lớn các thành phố trong nước phụ thuộc nước ngầm. Một vài túi đã cạn kiệt. Thành phố lớn Thượng Hải với 23 triệu dân đang phát triển các bể gom nước mưa.

Không chỉ ô nhiễm không khí, hiện tại là ô nhiễm nước và đất. Báo động đỏ về tình trạng này đã khiến chính phủ Trung Quốc phải tăng ngân sách chi tiêu cho việc bảo vệ môi trường. Bắc Kinh đã dự chi 9,3 tỷ nhân dân tệ (bằng 1,1 tỷ €) cho 2013, nhiều hơn năm 2012 là 47,2%. 

Cùng với các đơn vị, địa phương, ngân sách chi tiêu của Trung quốc lên đến 210 tỷ nhân dân tệ (bằng 25 tỷ €), nhiều hơn năm ngoái 18,8% – hoặc nhiều hơn 2 lần giá trị tăng trưởng kinh tế.

Thật là một bài toán đau đầu. Trong khi đó các ông lớn ở Trung Nam Hải lại đang nghĩ mưu biến Biển Đông thành “ao nhà”. Sông cạn thì có biển. Nhưng cái cách hành xử đè đầu cưỡi cổ thiên hạ như thế vốn không bền. Lối hành xử ấy làm ô nhiễm lớn ở Biển Đông và bao nhiêu tác hại khác.

Hỡi các nhà chiến lược Trung Quốc, hãy qua về cứu lấy những dòng sông trước khi quá muộn!

RELATED ARTICLES

Tin mới