Friday, March 29, 2024
Trang chủNhìn ra thế giới"Bóp nghẹt" Triều Tiên, Mỹ sẽ làm Châu Á - Thái Bình...

“Bóp nghẹt” Triều Tiên, Mỹ sẽ làm Châu Á – Thái Bình Dương dậy sóng?

Sau chuyến công du loạt các nước châu Á vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ vẫn viện dẫn “Triều Tiên là lý do” cho hoạt động triển khai hệ thống tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THADD tại khu vực…

Hệ thống tên lửa THAAD

Sau chuyến công du loạt các nước châu Á vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ vẫn viện dẫn Triều Tiên làm lý do cho hoạt động triển khai hệ thống tên lửa tại khu vực. Điều đó khiến cho cả Nga và Trung Quốc không hài lòng, bởi họ cho rằng kế hoạch của Mỹ chỉ làm tăng thêm bất ổn cho châu lục này.

Những căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên đang gia tăng. Tokyo và Seoul đang bàn tính về mục đích, ý đồ của loạt vụ phóng tên lửa vừa rồi. Tuy nhiên, theo truyền thông Hàn Quốc, các vụ phóng này đã không thành công.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe coi đây là sự khởi đầu của “một cấp độ mới về mối đe dọa” cho đất nước. Về phía nhà lãnh đạo Kim Jong-un của Triều Tiên, ông gọi loạt tên lửa này là “ngành công nghiệp tên lửa đời mới”. Bình Nhưỡng tuyên bố, vụ phóng đã thành công từ loạt đầu tiên cho tới loạt cuối cùng.

Về phần mình, người đứng đầu cơ quan IAEA, bà Yukiya Amano cho biết, CHDCND Triều Tiên đang “nhanh chóng gia tăng khả năng hạt nhân của mình”. Bà nhấn mạnh: “Chúng ta không thể lạc quan. Tình hình đang rất xấu. Chúng ta không thể tìm ra lý do để lạc quan …”.

Khả năng chiến tranh-đề tài được đem ra thảo luận

Trong chuyến thăm Nhật Bản, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Tillerson khẳng định: “Triều Tiên phải hiểu rằng con đường duy nhất dẫn đến an ninh và kinh tế là đảm bảo tương lai không có sự phát triển của vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo và vũ khí hủy diệt hàng loạt”.

Còn ở Seoul, tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se, ông Tillerson nhấn mạnh rằng “đang triển khai một gói giải pháp” đối với Bình Nhưỡng khi tuyên bố về “thất bại của những nỗ lực ngoại giao và sự cần thiết cho một cách tiếp cận mới”. Thậm chí, ông khẳng định “khả năng triển khai hành động quân sự chống lại Triều Tiên đang được thảo luận”. Thực tế là – ông đã đe dọa đến chiến tranh.

Dẫn nguồn tin riêng trong chính quyền tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Reurers tiết lộ, một phần trong “phương pháp tiếp cận mới” có thể sẽ là cô lập Triều Tiên khỏi hệ thống tài chính quốc tế. Các gói biện pháp trừng phạt này thậm chí sẽ gây ra ảnh hưởng đến các ngân hàng và các công ty của Trung Quốc có mối quan hệ hợp tác với Triều Tiên.

Ông Trump đã không nhầm lẫn khi tranh cãi với Trung Quốc trong vấn đề này: ông đã gọi Bắc Kinh là một “kẻ thao túng tiền tệ”, và bày tỏ mong muốn đánh thuế bảo hộ cho hàng hóa Trung Quốc. Đối với ông Trump thậm chí như thế còn là biện pháp nhẹ. Khi tranh cử, ông nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã “chiếm đoạt nền kinh tế Mỹ,” và “thực hiện hành vi trộm cắp lớn nhất trong lịch sử thế giới”.

Vừa được bầu làm Tổng thống, ông Donald Trump tiến hành ngay một cuộc hội đàm với người đứng đầu chính quyền Đài Loan Thái Anh Văn – một sự châm chọc đối với Trung Quốc. Trung Quốc vốn không công nhận Đài Loan, và trước đó các tổng thống Mỹ đã nhiều lần thảo luận với các nhà lãnh đạo của đảo này.

Không nên so sánh “táo với cam”

Một phần không thể thiếu trong kế hoạch này – là hoạt động triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận rằng việc triển khai các hệ thống THAAD đã được quy hoạch ở thị trấn Seongju ngay tại vị trí sân golf cũ của Tập đoàn Lotte. Công tác triển khai bắt đầu vào đầu tháng Ba, và sẽ kéo dài khoảng một hoặc hai tháng. Washington khẳng định rằng tổ hợp tên lửa được thiết kế “dành riêng cho việc bảo vệ Hàn Quốc trước mối đe dọa tên lửa hạt nhân từ Triều Tiên”. Nhưng cả Moscow và Bắc Kinh đều không tìm thấy được “sự hiểu biết chung” về vấn đề này.

Trong một tuyên bố chung, Bộ Ngoại giao Nga và Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Cả hai bên khẳng định mối quan tâm nghiêm túc của họ và phản đối mạnh mẽ đối với việc Mỹ và Hàn Quốc tiếp tục thúc đẩy quá trình lắp đặt hệ thống THAAD của Mỹ. Cả hai bên đều kêu gọi Hoa Kỳ và Hàn Quốc tôn trọng tiếng nói của Nga và Trung Quốc về an ninh, không làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc và Nga, cũng như sự cân bằng chiến lược trong khu vực, dừng ngay quá trình lắp đặt hệ thống THAAD”.

Đầu tháng Ba vừa qua, Hoa Kỳ cũng phớt lờ đề nghị của Trung Quốc đối với việc dừng tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc, để rồi kết cục là một vụ thử hạt nhân tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Đáp lại đề nghị thỏa hiệp, người đứng đầu bộ phận báo chí Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết: “Ý tưởng này là bất khả thi, bởi vì chúng ta đang nói về hai vấn đề hoạt động quân sự rất khác nhau. Thế chẳng khác nào so sánh táo với cam”.

Tại Bắc Kinh, chặng cuối của chuyến đi Châu Á, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã xoa dịu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: “Chúng tôi dự định sẽ quyết tâm làm mọi điều có thể để ngăn chặn bất kỳ cuộc xung đột nào”.

RELATED ARTICLES

Tin mới