Thursday, April 18, 2024
Trang chủĐàm luậnTriều tiên mang lại lợi ích gì cho TQ trên bàn đàm...

Triều tiên mang lại lợi ích gì cho TQ trên bàn đàm phán?

Đã từ lâu, Trung Quốc đã coi Triều Tiên là con bài có giá trị nhất khi đàm phán với Hoa Kỳ. Trung Quốc tận dụng tối đa để sử dụng con bài này để khai thác tận cùng lợi ích.

Danh giới ngăn cách giữa Trung Quốc và Triều tiên

Trung Quốc nhiều khi cũng tức tối với “cậu em” khó bảo nói không nghe lời. Đầu tháng 3, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu than từ nước láng giềng Đông Bắc Á sau khi Bình Nhưỡng bắn 4 quả tên lửa Scud ra vùng biển Nhật Bản. Triều Tiên cũng không chậm trễ phản ứng bằng cách chỉ trích Bắc Kinh chạy theo Mỹ.

Đây không phải lần đầu tiên Bình Nhưỡng công khai chỉ trích Bắc Kinh. Tuy nhiên, đã có những bất ngờ khi một số chuyên gia, nhà bình luận thời sự nổi tiếng ở Trung Quốc đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải hãy bỏ rơi Triều Tiên kẻo sẽ có lúc mang họa vào thân.

Thời gian gần đây điều khiến dư luận Trung Quốc quan tâm và tranh luận không phải căng thẳng Trung – Nhật leo thang, cũng không phải bất ổn trong quan hệ Trung – Mỹ dưới thời Donald Trump khó đoán mà họ tập trung vào nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cả trên truyền thông chính thức cũng như các diễn đàn mạng xã hội tại Trung Quốc. Hiện có những quan điểm đối nghịch nhau về quan hệ Trung – Triều trong dư luận nước này.

Quan điểm thuộc nhóm người vẫn “vững lập trường” trong việc cho rằng, Bắc Kinh cần tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh với Bình Nhưỡng vì vai trò đặc biệt quan trọng của Triều Tiên với Trung Quốc. Giải thích cho quan điểm này là, duy trì quan hệ Trung – Triều mạnh mẽ giúp Bắc Kinh không bị cô lập bởi Mỹ – Nhật – Hàn trên bán đảo Triều Tiên. Và có Triều Tiên bên cạnh thì Bắc Kinh yên tâm hơn để đối phó với xu thế chống Trung Quốc trên toàn thế giới.

Quan điểm khác, những người ủng hộ cải cách, theo đuổi thị trường tự do đòi Bắc Kinh hoàn toàn từ bỏ bảo trợ cho Bình Nhưỡng. Những người này tin rằng, chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng là cái cớ chủ yếu để Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (THAAD) tại Hàn Quốc, trong khi hệ thống này nhằm vào Trung Quốc chứ không phải Triều Tiên. Và lập luận, quan hệ láng giềng, đồng chí, môi hở răng lạnh thời trước đã qua lâu, Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều còn Triều Tiên vẫn cũ như ngày nào.

Đại diện cho nhóm quan điểm bảo vệ quan hệ Trung – Triều đã từng viết: “Về mặt lịch sử, Trung Quốc chúng ta chưa bao giờ bỏ qua tầm quan trọng của Triều Tiên. Ngày nay khi dân tộc Trung Hoa phồn thịnh không có nghĩa là Trung Quốc phải từ bỏ bất kỳ khu vực nào nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của mình”.

Đại diện cho nhóm quan điểm “dứt bỏ” thì cho là: “Quyết định của Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc là một thảm họa đối với Trung Quốc. Đã đến lúc Bắc Kinh cần thay đổi suy nghĩ của mình”. Theo đó, Bình Nhưỡng đã “bắt cóc” chương trình nghị sự trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Nhóm khác lại có những lập luận: “Những quan điểm như vậy là quyết liệt chống Trung Quốc, chống chủ nghĩa cộng sản. Nhưng khi nói đến Bắc Triều Tiên họ lại giả vờ là mình cực kỳ yêu nước. Và cũng giống như một người yêu nước thực sự, họ sẽ cắn bất cứ ai không đồng ý với họ, giống một con chó điên lao ra cắn tất cả mọi người”.

Vấn đề Triều Tiên rõ ràng đang nằm trong tâm trí của các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải trước hội nghị thượng đỉnh Trung – Mỹ tại Florida vào tháng Tư sắp tới.

Tuy nhiên, có một sự thật là các nhà lãnh đạo mạnh mẽ của Trung Quốc như Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình đã từng khiến cả thế giới ngạc nhiên bởi các động thái chính trị và ngoại giao của họ. Đồng thời cần lưu ý rằng, ông Tập Cận Bình hiện đang là nhà lãnh đạo mạnh nhất Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua.

Câu hỏi đang được dư luận Bắc Kinh đặt ra là, liệu ông Bình sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un? Điều này muốn nói đến những thay đổi chiến lược trong quan hệ đối ngoại Trung Quốc dưới thời 2 nhà lãnh đạo này.

Mao Trạch Đông nổi tiếng với mối liên kết xuyên Thái Bình Dương với Richard Nixon tại Thượng Hải năm 1972. Việc này đánh dấu thời kỳ mới, Bắc Kinh liên kết với Washington chống lại Moscow (Liên Xô).

Bên cạnh đó cái bắt tay này còn một hệ lụy khác. Đó năm 1974, Hạm đội 7 Mỹ làm ngơ cho hải quân Trung Quốc xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, lúc đó đang do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát và thực thi chủ quyền theo tinh thần Hiệp định Geneva 1954 chờ ngày Tổng tuyển cử. Trung Quốc, Hoa Kỳ đều là thành viên có đại diện tham dự Hội nghị Geneva. Hoa Kỳ là đồng minh của Việt Nam Cộng hòa thời điểm đó.

Cứ khi nào Mỹ làm ngơ, thì Trung Quốc gây tội ác với Việt Nam. Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ từ 29/1 đến 4/2/1979, thì ngày 17/2 họ Đặng xua hàng trăm ngàn quân Trung Quốc xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam và gây ra cuộc xung đột tai tiếng hàng chục năm sau đó.

Cuộc xâm lược biên giới này gây ngạc nhiên cho phần còn lại của thế giới, vì một nước lớn phe xã hội chủ nghĩa cất quân xâm lược biên giới một nước khác cùng phe. Ông Tập Cận Bình đang là lãnh đạo mạnh nhất Trung Quốc suốt mấy chục năm qua liệu ông có mảy may suy nghĩ về vấn đề đó. Liệu Bình Nhưỡng có thể lại trở thành con cờ trên bàn cờ Trung – Mỹ trong hội nghị sắp tới?

Cả hai khuynh hướng trên là những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tư tưởng Đại Hán khi nhìn nhận về quan hệ quốc tế, cho dù cách biểu hiện của họ trái ngược nhau. Còn trên thực tế, vai trò Triều Tiên đối với Trung Quốc như thế nào, Trung Nam Hải đã có sự tính toán, sắp đặt hết rồi.

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề bán đảo Triều Tiên là con bài có thể đem ra mặc cả trong tay Trung Quốc khi đàm phán với Hoa Kỳ. Do đó, điều Trung Nam Hải quan tâm là làm sao tối đa hóa lợi ích từ con bài đó, Triều tiên phải đem lại Trung Quốc cái gì?

RELATED ARTICLES

Tin mới