Friday, March 29, 2024
Trang chủĐàm luậnThái Lan mua tàu ngầm giá rẻ TQ - lợi bất cập...

Thái Lan mua tàu ngầm giá rẻ TQ – lợi bất cập hại

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwon ngày 30.3 khẳng định quyết tâm mua 3 tàu ngầm Trung Quốc trị giá 36 tỉ baht (hơn 1 tỉ USD). Sự kiện mua tàu ngầm Trung Quốc của Thái Lan đã gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu quân sự cũng như người dân Thái Lan

Trong thời gian gần đây, người phát ngôn hải quân Thái Lan Jumpol Loompikanon cho biết quá trình đàm phán gần như đã hoàn tất. Ngân sách dành cho việc mua sắm sẽ được giải ngân và trả dần cho Trung Quốc trong vòng 6 năm.

Trước mắt, dựa trên cơ sở nghiên cứu thì việc sở hữu tàu ngầm là cần thiết với Thái Lan. Nó sẽ giúp lực lượng hải quân nghiên cứu chiến thuật và cách đối phó trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh tàu ngầm chống lại nước này. Trước đó, vào ngày 24-1, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan – Đại tướng Prawit Wongsuwan cũng khẳng định sẽ mua tàu ngầm tấn công loại S-26T từ Trung Quốc trong năm 2017

Hải quân Thái Lan từng nung nấu kế hoạch sở hữu những chiếc tàu ngầm đầu tiên từ những năm 2008-2009, song việc này đã bị trì hoãn vì lý do kinh phí và chỉ mới được nối lại gần đây. Hồi năm ngoái, việc sắm tàu ngầm mới từ Trung Quốc đã bị trì hoãn sau khi chính quyền đối mặt với những chỉ trích và chất vấn từ người dân rằng Thái Lan có thật sự cần một tàu ngầm hay không?

Có ý kiến cho rằng: “Việc mua tàu ngầm là cần thiết vì những đe dọa trong khu vực đang ngày càng lớn. Bên cạnh đó, hơn 60 năm qua Thái Lan chưa mua thêm tàu ngầm mới nào”

Nhưng trong năm nay, chính quyền Bangkok đang tỏ ra khá hứng thú với tàu ngầm của Trung Quốc khi tuyên bố có kế hoạch mua 3 tàu ngầm tấn công S-26T với với giá khoảng 12 tỷ baht (khoảng 335 triệu USD) cho mỗi chiếc. 

Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan cho rằng mức giá này không phải là cao bởi thời gian chi trả theo hợp đồng kéo dài tới 10 năm. Thêm vào đó, tàu ngầm S-26T của Trung Quốc cũng được trang bị nhiều công nghệ mới và có thể sánh ngang với các nước khác.

Ngoài ra, tướng Chatudom Thittasiri – một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Thái Lan ngày 25-1 cũng tiết lộ, Bangkok sẽ dành ra 2 tỷ baht trong vòng ba năm để mua thêm 10 xe tăng và xe hỗ trợ chiến đấu của Trung Quốc. Kế hoạch này khác với kế hoạch mua 28 xe tăng chiến đấu chủ lực được Thái Lan đặt hàng từ Trung Quốc hồi năm ngoái.

Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang chuẩn bị xây dựng khu neo đậu và sửa chữa tại vịnh Thái Lan và biển Andaman để đón 3 chiếc tàu ngầm sắp mua. Lý do chính phủ quyết định mua tàu ngầm bất chấp các ý kiến cho rằng vùng biển Thái Lan nông và không thích hợp cho loại tàu này và rằng Thái Lan giàu tài nguyên biển và hải quân cần có tàu ngầm để bảo vệ những tài nguyên này. Hiện hải quân Thái Lan chưa được biên chế bất cứ tàu ngầm nào.

Tuy nhiên ông Prawit cho biết tiến trình mua bán được thực hiện minh bạch và Văn phòng Thư ký thường trực Bộ Quốc phòng đang kiểm tra chi tiết hợp đồng giữa chính phủ Thái Lan và Trung Quốc để chắc chắn mọi thứ được chặt chẽ, chính xác.

Sau đó, hợp đồng này sẽ được trình lên nội các để xem xét. Năm 2011, Thái Lan có ý định mua 6 tàu ngầm đã qua sử dụng của Đức với giá 7,7 tỉ baht (khoảng 220 triệu USD) nhưng kế hoạch này đã bị thủ tướng khi ấy là bà Yingluck Shinawatra bác bỏ. . Nhưng chính phủ Thái Lan sẽ tiếp tục thúc đẩy dự án mua tàu ngầm giá rẻ của Trung Quốc vốn gây tranh cãi và bị trì hoãn một thời gian dài.

Cả Thủ tướng Prayut lẫn cấp phó của ông, Prawit Wongsuwon đã kiên quyết bảo vệ dự án trị giá 36,5 tỉ baht, bất chấp hoài nghi rằng, mua tàu ngầm giá rẻ Trung Quốc sẽ là một sự lãng phí tiền thuế của dân. Thủ tướng Prayut Chan-o-cha khẳng định, 3 tàu ngầm Trung Quốc có giá hời, trong khi cấp phó của ông cam kết rằng quá trình mua bán là hoàn toàn minh bạch.

Theo Thủ tướng Thái Lan, hợp đồng mua bán có chữ ký chính thức của đại diện chính phủ Thái Lan và Trung Quốc đang được tái kiểm tra để đảm bảo “độ chính xác tuyệt đối”. Sau khi hoàn thành, hợp đồng sẽ được trình lên nội các bất cứ lúc nào.

Theo kế hoạch, Thái Lan sẽ dành 13,5 tỉ baht để mua tàu ngầm Trung Quốc đầu tiên, 2 chiếc sau trị giá hơn 20 tỉ baht và đã được chấp thuận về nguyên tắc.

Theo quan điểm của chính phủ đương nhiệm, sở hữu các tàu ngầm là nhu cầu cần thiết để tăng cường sức mạnh quân sự Thái Lan, vì các nước khác trong khu vực (Đông Nam Á) cũng có tàu ngầm.

Tuy nhiên, Kế hoạch mua tàu ngầm này đã vấp phải chỉ trích kịch liệt vào năm ngoái vì bị cho là không minh bạch và “không đáng đồng tiền”.

Bangkok Post thì cho rằng, đầu tiên chính phủ cần phải làm rõ các mối đe dọa an ninh quốc gia Thái Lan là gì mà phải cần mua tàu ngầm. Trong khi trên thực tế Thái Lan hiện không có nguy cơ tham gia một cuộc chiến tranh quy mô lớn đòi hỏi phải sử dụng tàu ngầm, ngay cả hiện tại và tương lai.

Bởi lẽ Thái Lan không phải một bên tranh chấp ở Biển Đông, nơi có nguy cơ nổ ra chiến tranh thực sự. Đồng thời, Thái Lan và các nước Đông Nam Á đang xây dựng một cộng đồng.

Hơn nữa, một số nhà phê bình lưu ý rằng quan hệ Thái – Trung đã trở nên gần gũi hơn về mặt quân sự kể từ cuộc đảo chính năm 2014, vì Bắc Kinh hỗ trợ chính quyền quân sự, trong khi các nước phương Tây lên án và quay lưng.

Nhưng cần nhắc chính phủ Thái Lan, Trung Quốc là “diễn viên chính” trong cuộc xung đột ở Biển Đông, quan hệ quân sự với Bắc Kinh có thể khiến một số nước bạn bè trong ASEAN không thoải mái. Đó sẽ là một cái giá đắt. Hơn nữa, Thái Lan cũng cần rút ra bài học về việc mua tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet vào năm 1997, do thực tế duy trì hoạt động của tàu sân bay rất đắt.

Con tàu mua với giá 8,4 tỉ baht chủ yếu nằm trong cảng, nó cũng chẳng có máy bay. Nên rất có khả năng nếu mua các tàu ngầm Trung Quốc, kết cục lại chẳng khác gì tàu sân bay này. Quyết định thành lập hạm đội tàu ngầm và các phương tiện liên quan khác là một sai lầm ngay từ đầu.

Người dân Thái cho rằng: Khi chính phủ đã bị phàn nàn rất nhiều về tình trạng thiếu ngân sách cho một số chương trình y tế và xã hội, thì không nên vung tay quá trán trong thương vụ mua tàu ngầm, mà kết cục có thể lại như số phận tàu sân bay.

Trong khi đồng ý với việc hải quân Thái Lan cần được trang bị tốt hơn, người ta cho rằng bất kỳ hoạt động mua sắm nào cần phải tính toán cho phù hợp với sứ mệnh, nhiệm vụ cụ thể, bao gồm chống buôn người, đánh bắt bất hợp pháp, các hoạt động cứu trợ.

Liệu đất nước chùa Vàng có sử dụng tàu ngầm cho đáng “đồng tiền bát gạo” không?

RELATED ARTICLES

Tin mới