Thursday, April 25, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiKhông gì đe dọa nổi kinh tế Nga

Không gì đe dọa nổi kinh tế Nga

Thủ tướng Nga tuyên bố trừng phạt và giá dầu thấp không ảnh hưởng tới kinh tế Nga, bằng chứng phương Tây, Ukraine đã bị khuất phục.

Thủ tướng Nga: Kinh tế Nga bất chấp trừng phạt và giá dầu thấp.

Thông tấn TASS ngày 19/4 dẫn tuyên bố của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết nền kinh tế Nga đã học được cách vượt qua các rào cản từ việc trừng phạt kinh tế của phương Tây và giá dầu thấp trên thế giới, đồng thời biết tận dụng tình hình để mang lại lợi thế.

Thủ tướng Nga nhấn mạnh, năm 2016 là một năm Nga phải chịu “thắt lưng buộc bụng” nhưng đồng thời cũng là “một năm mang tới nhiều cơ hội”.

“Về chính trị, với các sức ép từ bên ngoài, chúng ta đã có cách để nhìn vào khả năng không chỉ đứng vững trước nó mà còn tiến triển trong việc thúc đẩy lợi ích của mình. Về kinh tế, chúng ta có cách tiếp cận mới để nhận ra các biểu hiện của cuộc khủng hoảng và tìm cách tạo ra nguồn tăng trưởng mới” – Thủ tướng Medvedev phát biểu trong bản tổng kết tình hình kinh tế trước Quốc hội (Duma quốc gia) Nga.

Ông Medvedev nhấn mạnh: “Chúng ta tiếp tục bị gây áp lực bằng các biện pháp trừng phạt… và ở trong tình thế sẵn sàng bị kéo dài thời gian trừng phạt lâu hơn nữa. Cùng với đó, giá dầu vẫn ở mức rẻ. Nhưng chúng ta đã học được cách khai thác tình hình, khi bước vào cuộc cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu tại thị trường trong nước và nước ngoài. Hiện nay, không có  thách thức nào đe dọa nổi chúng ta. Ngược lại, chúng tạo động lực để chúng ta phát triển”.

Thủ tướng Nga sau đó đã hứa sẽ không tăng thêm thuế vào năm 2017 và sẽ cân nhắc việc lập các khoản lương hưu cho người lao động. Các dự báo kinh tế cho thấy, nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng ở mức trung bình vào năm 2017 sau hơn 2 năm suy thoái.

Dẫu các tuyên bố trong báo cáo của Thủ tướng Nga chỉ mang tính chất đánh giá của nước này về chính nền kinh tế của mình khi đương đầu với khó khăn, sẽ không có được sự đánh giá khách quan nhất. Song một điều chắc chắn có thể thấy rõ, các nước châu Âu và cả Liên Hiệp Quốc cũng đã mệt mỏi với các đòn trừng phạt kinh tế áp đặt lên Nga mà không mang lại hiệu quả nào.

Ngày 11/4, sau cuộc gặp Ngoại trưởng Nhóm 7 cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), không có sự đồng thuận cho việc áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga.

Ngoại trưởng Italy Angelino Alfano, người chủ trì cuộc hội đàm của G7, cho biết các quốc gia thành viên không đạt được sự đồng thuận về việc trừng phạt Nga, đồng thời khẳng định việc cô lập hay dồn Nga vào chân tường là hành vi “sai trái”. Thay vào đó, đối thoại với Nga là phương án được các nước G7 lựa chọn.

Thêm vào đó, việc trừng phạt kinh tế Nga cũng đã được nêu lý do thay đổi so với nguồn gốc ban đầu mà các nước phương Tây sử dụng nó để nhằm vào Nga.

Lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga được đưa ra sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào liên bang nước này theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý của nhân dân tại đây. Mỹ và phương Tây không công khai kết quả này và viện lý do này để áp lệnh trừng phạt Nga.

Tuy nhiên, tới cuộc họp Ngoại trưởng các nước G7 vừa qua, nguyên cớ mà Ngoại trưởng Anh đưa ra để duy trì các biện pháp trừng phạt kinh tế với Nga lại là việc Nga không can thiệp vào cuộc tấn công mà phương Tây cho rằng do chính phủ Syria mưu đồ gây nhiễm độc hóa học ở tỉnh Idlib.

Việc thay đổi nguyên do của đợt trừng phạt kinh tế với Nga đã cho thấy sự vô lý và bộc lộ rõ âm mưu của phương Tây là nhằm vào Nga bằng bất cứ giá nào.

Trong khi Ukraine bị “hạ cấp” trong tầm ảnh hưởng của phương Tây giữa mối quan hệ với Nga, nước này đã tự chọn việc kiện Nga lên Tòa án Liên Hiệp quốc với cáo buộc tài trợ khủng bố và yêu cầu thiết  lập biện pháp tạm thời đối với Nga trước khi Tòa án có quyết định cuối cùng.

Tuy nhiên, Trưởng đoàn Thẩm phán Ronny Abraham đã tuyên bố từ chối đáp ứng yêu cầu của Ukraine trong buổi điều trần công khai được tổ chức ở Cung Hòa bình -The Hague (Hà Lan).

Chính việc bất đồng trong quan điểm về các vấn đề quốc tế đối với Nga đã khiến phương Tây và Ukraine tự phá hỏng âm mưu gom sức nhau để trù dập kinh tế của một đất nước. Rõ ràng, âm mưu này có thể được sinh ra, duy trì nhưng không tồn tại được lâu trước sự luân chuyển ảnh hưởng trên thế giới. Nền kinh tế Nga có vượt qua được khó khăn trong cấm vận hay không? Câu trả lời không phải đợi chính người Nga tô vẽ. Nó được thể hiện bởi chính những thế lực gây sức ép cho Moscow sẽ phải tự bỏ cuộc.

RELATED ARTICLES

Tin mới