Thursday, April 18, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnNhật Bản sẽ tăng gấp hai số quân nhân đối phó Triều...

Nhật Bản sẽ tăng gấp hai số quân nhân đối phó Triều Tiên

Tokyo đang xem xét khả năng sẽ triển khai quân đội để ngăn chặn mối đe dọa xuất phát từ khả năng tên lửa của Triều Tiên có thể rơi vào vùng lãnh hải của mình.

Ngoài việc xem xét khả năng triển khai lực lượng nếu Triều Tiên bắn tên lửa vào lãnh hải của mình, Nhật Bản cũng đang xem xét khả năng tâng gấp hai lần số lượng nữ quân nhân trong Quân đội, từ 6% như hiện nay lên khoảng 12%. Thông tin này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada xác nhận trong cuộc họp báo ngày 18/4 tại thủ đô Tokyo.

Theo bà Inada, để tăng quân số nữ, hàng loạt các hạn chế đối với giới tính này trong thành phần các lực lượng như xe tăng, tình báo, bộ binh và nhảy dù-đổ bộ sẽ được dỡ bỏ.

“Chúng tôi đang cố gắng xây dựng lực lượng phòng vệ đầy thu hút và phù hợp với xu thế hiện nay. Chúng tôi gần như sẽ dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế và sẽ tăng cường thu hút phụ nữ tham gia quân đội, tạo cho họ các điều kiện cần thiết để thực hiện mục đích này”- Bộ trưởng Inada tuyên bố.

Trước đó, các lực lượng tác chiến của Hải quân và Không quân Nhật Bản cũng đã cho phép tuyển quân nhân là nữ như phi công lái máy bay tiêm kích và chỉ huy tàu mang tên lửa.

Trong một diễn biến khác, Tokyo đang xem xét khả năng sẽ triển khai quân đội để ngăn chặn mối đe dọa xuất phát từ khả năng tên lửa của Triều Tiên có thể rơi vào vùng lãnh hải của mình.

Nếu điều này xảy ra thì đây sẽ là lần đầu tiên Nhật Bản triển khai quân đội sau khi đạo luật cho phép Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia vào các chiến dịch ở bên ngoài lãnh thổ.

 Ngày 29/3/2016, đạo luật mở rộng các khả năng sử dụng lực lượng phòng vệ Nhật Bản chính thức được thông qua. Những sửa đổi lần đầu tiên được thực hiện kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần II đã cho phép lực lượng quân sự Nhật Bản tham gia vào các hoạt động tác chiến ở bên ngoài lãnh thổ và bảo vệ các đồng minh của mình.

Theo nhật báo Yomiuri Shimbun, những thay đổi này còn xác định 3 mức độ nguy hiểm để căn cứ vào đó xác định mức độ huy động lực lượng vũ trang. Mức độ đâu tiên và là mức độ thấp nhất xem xét “khả năng tấn công vũ trang” và đề xuất xây dựng các hệ thống phòng thủ. Mức độ thứ hai – “mối đe dọa tấn công vũ trang là không thể tránh khỏi”, và các lực lượng phòng vệ trong trường hợp này có thể được triển khai. Mức độ thứ ba là mức độ “tấn công quân sự trực tiếp” và xác định quyền triển khai quân đội để đáp trả.

Theo Yomiuri Shimbun, hiện Tokyo vẫn chưa một lần xem xét khả năng áp dụng các mức độ nêu trên. Tuy nhiên, nếu tên lửa của Triều Tiên rơi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản thì đây sẽ được xác định như là “tình huống tấn công quân sự” và khi đó, lực lượng tác chiến của Nhật Bản sẽ được triển khai.

Theo hãng thông tấn Ria Novosti của Nga, hiện Chính phủ Nhật Bản vẫn đang xem xét các biện pháp “mang tính chất ôn hòa”. Nguyên nhân là do nếu Nhật Bản trực diện tấn công vào các tên lửa của Triều Tiên thì hành động này có thể càng khiến Triều Tiên thực hiện các động thái “hiếu chiến” hơn.

Trước đó, Triều Tiên đã tuyên bố sẽ thử tên lửa thường xuyên hơn, sẽ “hàng tuần thử tên lửa”, bất chấp căng thẳng với Mỹ ngày càng gia tăng. Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng để ngỏ khả năng sẽ bắt đầu “cuộc chiến toàn diện” với Mỹ nếu như Mỹ bắt đầu các hành động quân sự chống Triều Tiên.

Các nguồn tin Hàn Quốc đưa tin về việc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử tên lửa vào ngày 16/4 nhưng thất bại khi tên lửa phát nổ ngay sau khi phóng. Tuy nhiên, Hàn Quốc không đưa tin cụ thể về loại tên lửa được Triều Tiên thử nghiệm.

 
RELATED ARTICLES

Tin mới