Wednesday, April 24, 2024
Trang chủĐiểm tinChuyên gia Nga: ASEAN cần thích ứng với tình hình mới

Chuyên gia Nga: ASEAN cần thích ứng với tình hình mới

Hội nghị Cấp cao ASEAN ở Philippines diễn ra trong bối cảnh quốc tế mới buộc hiệp hội phải thích ứng và tìm kiếm giải pháp tối ưu cho công cuộc phát triển.

 

Ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống Philippines, ông Duterte đã gây chú ý bởi những phát ngôn về các vấn đề trong nước và quốc tế. Giờ đây là nước chủ nhà Hội nghị Cấp cao 10 quốc gia Đông Nam Á, ông Duterte có cơ hội tăng uy tín nhờ những đóng góp cho sự thống nhất của ASEAN.

Chuyen gia Nga: ASEAN can thich ung voi tinh hinh moi
Trên cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN của Philippines Tổng thống Duterte đã chọn chủ đề “Hợp tác vì sự đổi mới, can dự với thế giới” cho Hội nghị Cấp cao ASEAN ở Manila.  Ảnh:  Pacific InterContinental College

Báo The Jakarta Post viết: “Trải qua 50 năm đồng hành, sự thống nhất và đoàn kết vẫn đang là thách thức đối với ASEAN năng động. Nguyên nhân chính ở đây là bài toán Biển Đông, mối đe dọa lớn nhất cho sự đoàn kết, hòa bình và ổn định của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Nhiệm vụ hàng đầu của ông Duterte trong vai trò chủ tịch ASEAN là tạo những điều kiện thuận lợi để sớm ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), tài liệu mà chúng ta hy vọng sẽ mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực. Đối với Trung Quốc, việc ký kết COC là cơ hội nhận thêm sự tôn trọng quốc tế vì góp phần làm giảm căng thẳng. Bởi như Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang đã nói, trong mọi cuộc xung đột vũ trang tranh chấp ở Biển Đông sẽ không có người chiến thắng mà chỉ có những kẻ thua cuộc.”

Học giả Dmitry Mosyakov, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu các nước Đông Nam Á trực thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông (Liên bang Nga) nhận xét: “Mỹ đã thừa nhận không thể cạnh tranh với Trung Quốc ở Đông Nam Á. Họ (Mỹ) tụt xuống vị trí thứ 4 trong thương mại với ASEAN. Việc Mỹ rút khỏi dự án TPP là bất ngờ khó chịu cho các nước Đông Nam Á tham gia thỏa thuận. Mỹ không còn hứng thú với Biển Đông và lúc này họ tập trung đối đầu với Bắc Triều Tiên”.

Chuyên gia phương Đông Elena Fomicheva bổ sung: “Người Mỹ hành động thô lỗ, không đếm xỉa tới lợi ích và truyền thống của dân tộc khác. Họ tẩy chay chính phủ quân sự Thái Lan, chỉ trích luật về tội khi quân. Người Thái đã đa dạng hóa quan hệ quốc tế của mình, tăng cường hợp tác với Trung Quốc, đặc biệt là tăng cường mua vũ khí của Trung Quốc”.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin Sputnik, nhà chính trị học Nga, Giáo sư Tiến sĩ Vladimir Kolotov cho rằng: “Cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ đã bước vào giai đoạn mới. Mỹ đang tạo ra hệ thống phòng thủ tên lửa trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ Nhật Bản đến Australia, còn Trung Quốc bố trí các tiền đồn trên các hòn đảo và rạn san hô, kể cả trên các đảo nhân tạo mà họ xây dựng cách xa bờ biển Trung Quốc. Hiện nay đây là loạt trạm radar, nhưng, sau đó chắc chắn sẽ xuất hiện các tên lửa đánh chặn. Tình hình diễn biến rất đáng lo ngại, liên quan đến việc chia sẻ lại vùng ảnh hưởng”.

Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của các nước Đông Nam Á với thặng dư lớn. Hơn nữa, để bắt kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng dân số của chính mình, các nước trong khu vực cần nguồn đầu tư rất lớn cho năng lượng, giao thông, viễn thông, nước và vệ sinh.

Theo Deutsche Welle, chính phủ các nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức việc khủng hoảng cơ sở hạ tầng đang nổi lên. Trung Quốc đã lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á để phục vụ mục đích này và kỳ vọng thực hiện dự án “Con đường tơ lụa” mới.

Chính bởi những lý do này, theo Reuters, mà nội dung Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo ASEAN tại Manila vào hôm 29/4 sẽ mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc.

Trước đó, cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario có đưa ra đề xuất tổ chức thảo luận mở về phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài Quốc tế tại La Haye và tuyên bố rằng trên cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN, Philippines phải ngăn chặn Trung Quốc lợi dụng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông để duy trì những yêu sách bất hợp pháp.

Thủ tướng Thái Lan và Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thống Philippines đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông. Theo họ, tự do hàng hải là nền tảng cho sự thịnh vượng và hòa bình trong khu vực. Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia nhấn mạnh, nước ông bác bỏ “đường 9 đoạn” phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Và Bộ trưởng Tư pháp Philippines nói thêm rằng, nước ông có thể nối lại quan hệ với Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một trạm radar trên bãi cạn Scarborough.

RELATED ARTICLES

Tin mới