Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐàm luậnToan tính của Mỹ-Thái khi làm ấm lại quan hệ

Toan tính của Mỹ-Thái khi làm ấm lại quan hệ

Tổng thống Mỹ vừa nói lời ngọt ngào với Thái Lan, đánh dấu sự thay đổi bất ngờ về lập trường của Washington với Bangkok kể từ cuộc đảo chính năm 2014.

Ngày 2/5, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định rằng quan hệ giữa hai nước sẽ trở nên “thân thiết nhất từ trước đến nay”, và hai nước là “đồng minh tốt”.

Cam kết trên được đưa ra khi Tổng thống Trump điện đàm với Thủ tướng Prayuth, trong đó ông Trump đã mời ông Prayuth đến thăm Nhà Trắng. Ông Prayuth đã nhận lời mời, song Chính phủ Thái Lan chưa cho biết khi nào chuyến thăm sẽ diễn ra.

Ông Prayuth cũng cho biết thêm rằng ông Trump hứa hẹn tăng cường “hợp tác thương mại” với Thái Lan và sẽ cử một phái đoàn thương mại đến nước này trong thời gian tới.

Thái Lan là đồng minh lâu năm nhất của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau vụ đảo chính quân sự năm 2014 do ông Prayuth đứng đầu dẫn đến việc lật đổ chính phủ dân sự, quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng.

Việc Tổng thống Trump gọi điện và đưa ra lời mời đối với nhà lãnh đạo Thái Lan đánh dấu một bước chuyển bất ngờ trong lập trường của Washington đối với Bangkok.

Việc Mỹ thay đổi lập trường với Thái Lan nằm trong chuỗi nỗ lực của Washington nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của các đồng minh tại châu Á để đảm bảo sự hợp tác của các nước này trong việc gây áp lực lên Triều Tiên.

Đặc biệt, đây cũng được coi là động thái nhằm đối phó với sự chinh phục của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực này, đặc biệt là Đông Nam Á.

Với Thái Lan, khi mối quan hệ với Trung Quốc không mang lại kết quả tích cực mà cả hai bên mong muốn nhìn thấy trong một số trường hợp thì việc thân thiết lại với Mỹ sẽ có lợi cho nước này.

Chứng minh cho mối quan hệ Thái-Trung không hẳn ngọt ngào, tờ Bangkok Post của Thái Lan từng dẫn ví dụ: Một tuyến đường sắt cao tốc được quảng bá rùm beng vẫn bị đình trệ do Thái Lan bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc đòi quyền được phát triển một số vùng đất dọc theo tuyến đường.

Điều khoản tài chính mà Trung Quốc đưa ra cũng bị từ chối và bây giờ Thái Lan sẽ phải tự mình đầu tư cho một tuyến đường dài bằng một nửa những gì đã được lên kế hoạch.

Một số chuyên gia chỉ rõ, trong khi luôn muốn có quan hệ tốt với tất cả các nước, Trung Quốc lại không thỏa hiệp về lợi ích kinh tế. Trung Quốc sẽ không hào phóng và sẽ luôn tính toán chi phí-lợi ích.

Bởi thế, khi ông Trump lên làm Tổng thống Mỹ, chính phủ Thái Lan đã tuyên bố sẽ thay đổi chính sách đối ngoại để “phù hợp với tình hình”.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha đã khẳng định, Thái Lan sẽ nỗ lực trân trọng mối quan hệ thân thiết kéo dài hơn 180 năm giữa họ với Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới