Friday, April 19, 2024
Trang chủĐàm luậnMỹ - Trung thay đổi và toan tính của các nước nhỏ...

Mỹ – Trung thay đổi và toan tính của các nước nhỏ quanh Biển Đông

Khi Trung – Mỹ đã có nhiều thay đổi,  các nước nhỏ quanh Biển Đông nên lựa chọn những hướng đi cho phù hợp với nước mình

Ông Duterte có “vờn” Trung-Mỹ

Liệu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang chơi trò “mèo vờn chuột” với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông không còn phát biểu gay gắt với Washington trong khi mở cửa sau cho Bắc Kinh. 

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump mời người đồng cấp Philippines đến Nhà Trắng, Trump cho biết ông sẽ có quan điểm khác về quan hệ với Manila so với người tiền nhiệm. Liệu ông Trump sẽ mở ra thời kỳ mới “đầy kịch tính” cho quan hệ giữa 2 nước đồng minh này.

Năm trước, ông Duterte nhiều lần lăng mạ ông Obama. Tuy nhiên Nhà Trắng đã mô tả cuộc điện đàm giữa Trump và Duterte là rất thân thiện, liên minh Philippines – Hoa Kỳ đang phát triển rất tích cực. Ông Donald Trump phớt lờ những quan ngại về nhân quyền trong chiến dịch truy quét tội phạm ma túy của ông Rodrigo Duterte.

Bằng chứng mới nhất về sự thay đổi xảy ra vào tuần trước, khi hải quân Trung Quốc phái tàu chiến của họ cập cảng lần đầu tiên đến Philippines sau nhiều năm, còn Duterte nói rằng nước ông

Chuyến thăm của tàu Trung Quốc có nhạy cảm chút ít, nhưng Washington không quan tâm đến một cuộc tập trận chung, mặc dù nếu đó là tín hiệu dài hạn thì Mỹ có thể sẽ lo lắng.

Kể từ khi lên nắm quyền, ông Duterte cáo buộc Hoa Kỳ đối xử với thuộc địa cũ “như với một con chó”, ra lệnh thu hẹp quy mô và phạm vi tập trận chung giữa hai nước, tuyên bố “tách rời Washington”. Trong khi ông ít chống lại các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, bất chấp Phán quyết Trọng tài ngày 12/7 năm ngoái. Tuy nhiên, Manila vẫn chưa hủy bỏ Hiệp ước quốc phòng năm 1951 với Hoa Kỳ.

Ông ý thức rất rõ, quân đội Philippines muốn có quan hệ chặt chẽ với Mỹ. Vì vậy, Rodrigo Duterte thận trọng chơi trò mèo vờn chuột để giữ Washington bên cạnh mình, trong khi tham gia hợp tác với Bắc Kinh.

Theo một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế, Washington và là cựu quan chức hàng đầu Lầu Năm Góc thời Obama nhận xét:

“Trong khi Duterte nói những điều như, ông ta không nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng cam kết của mình theo Hiệp ước bảo vệ lẫn nhau, hay nói rằng không thể đi đến chiến tranh với Trung Quốc bởi những gì Bắc Kinh sẽ làm, những điều này gửi một thông điệp rất nguy hiểm đến khu vực và biến giá trị của liên minh thành số không.”.

Trump có bỏ rơi Biển Đông?

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tạm thời trì hoãn việc chấp nhận nối lại các hoạt động tuần tra ở Biển Đông trong những tuần đầu tiên của chính quyền Donald Trump, vì ông muốn thấy một chiến lược rộng lớn hơn làm cơ sở cho các hành động.

Sở dĩ các quan chức Nhà Trắng lại lên tiếng về Biển Đông có lẽ là vì, cục diện bán đảo Triều Tiên đang hạ nhiệt trong khi không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc ép Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân, tên lửa đạn đạo như mong muốn của Washington.

Người Mỹ cần gây thêm sức ép, mà 2 vấn đề họ tin rằng có thể ép được Bắc Kinh làm điều Hoa Kỳ muốn với Triều Tiên, đó là Biển Đông và kinh tế. Mỹ vẫn hiện diện ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương, vì Hoa Kỳ có lợi ích thực sự ở khu vực này.

Tuy nhiên, sự hiện diện ấy của Mỹ gần như ngày càng mất thế độc tôn, mà phải mặc nhiên thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc và chấp nhận “nhượng một phần địa bàn” cho Bắc Kinh.

Trung – Mỹ đang và toan tính của các nước nhỏ quanh Biển Đông

Hai bên đang dự tính sẽ tổ chức các cuộc thảo luận cấp cao về kinh tế, thương mại tại Washington vào tháng Bảy này, sau khi kết thúc 100 ngày thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư cân bằng hơn, kể từ hội nghị thượng đỉnh Mar-a-Lago.

Ngày 11/4, một phái đoàn của Quốc hội Hoa Kỳ thăm Trung Quốc và thúc giục ông Lý Khắc Cường mở cửa thị trường Trung Quốc cho mặt hàng thịt bò Mỹ, dỡ bỏ lệnh cấm vận các sản phẩm thịt bò Mỹ sau đợt bùng phát dịch bò điên năm 2003. Thủ tướng Trung Quốc đồng ý sẵn sàng “nhập khẩu thịt bò khỏe mạnh” của Mỹ, nhưng đòi hỏi Hoa Kỳ cũng phải dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt gà từ Trung Quốc.

Một ví dụ khác nữa về tương quan lực lượng Mỹ – Trung, đó là việc triển khai chiến lược con đường tơ lụa mới. Tháng 5 Trung Quốc sẽ chào đón các nhà lãnh đạo thế giới tới tham dự hội nghị quốc tế về sáng kiến Một vành đai, Một con đường của ông Tập Cận Bình.

Lúc này Trung Quốc đang ồ ạt vận động cho chiến lược Một vành đai, một con đường (đó là con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21) với hàng loạt đế chế tài chính đi kèm, thì Mỹ vẫn thiếu vốn và nguồn lực để triển khai kế hoạch Con đường tơ lụa mới.

Sáng kiến Con đường tơ lụa mới của Mỹ tập trung vào Trung Á và Afghanistan, nhằm để tích hợp khu vực và thúc đẩy tiềm năng của nó như là một vùng quá cảnh giữa châu Âu và Đông Á. So với Trung Quốc, sáng kiến của Mỹ hẹp hơn nhiều. Tham vọng của Bắc Kinh kết nối từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và đã thu hút sự quan tâm và ủng hộ quốc tế lớn hơn.

Điều đó kéo theo hệ lụy, dù muốn dù không Washington cũng đã dần dần dần mặc nhiên thừa nhận địa bàn ảnh hưởng của Bắc Kinh, mà trước hết là khu vực Biển Đông.

Chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama cũng không thể ngăn được bước chân bành trướng, từng bước khống chế kiểm soát Biển Đông qua hoạt động chiếm đoạt Scarborough và xây đảo nhân tạo, quân sự hóa bất hợp pháp ở Trường Sa.

Vậy thì việc dịch chuyển các lực lượng quân sự Hoa Kỳ nhiều hơn về Tây Thái Bình Dương lúc này có lẽ chỉ còn mang ý nghĩa duy trì quyền lợi và vai trò chiến lược đang ngày càng nhỏ lại của Hoa Kỳ, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trong trung hạn và dài hạn, Biển Đông giữ được hòa bình hay sẽ nổ ra chiến tranh, xung đột phần lớn phụ thuộc vào cán cân lực lượng và lựa chọn chiến lược của 2 siêu cường Trung – Mỹ. Về quân sự, Trung Quốc vẫn tiếp tục từng bước củng cố sức mạnh quân sự của họ trên Biển Đông, nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát vùng biển này trong thực tế.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cũng mới phát video phóng sự về một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Trong video phóng sự này, máy bay quân sự Trung Quốc “trục xuất thành công” máy bay do thám nước ngoài, dù không nói ra cũng có thể hiểu nước ngoài chính là Hoa Kỳ.

Những gì Trung Quốc và Mỹ đang làm trên Biển Đông là những “hiện thực khách quan” ảnh hưởng trực tiếp đến các nước nhỏ ven Biển Đông có quyền và lợi ích hợp pháp đang bị xâm hại hoặc đe dọa.

Trung Quốc ngày càng vượt trội về sức mạnh kinh tế lẫn quân sự mà ngay cả Hoa Kỳ cũng phải dè chừng và chấp nhận hiện thực Bắc Kinh mở rộng địa bàn ảnh hưởng. Với bối cảnh đó, các nước nhỏ phải làm sao để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trong khi vẫn bảo vệ được hòa bình, ổn định để phát triển là một bài toàn khó. Ông Rodrigo Duterte đang cố gắng giải quyết bài toán đó theo cách của riêng mình, khác hẳn với người tiền nhiệm.

Bản thân nước Mỹ cũng đang đứng trước ngã rẽ, giữa việc tiếp tục duy trì áp đặt hệ giá trị tự do – dân chủ họ cho rằng cần phổ quát, với các mục tiêu an ninh toàn cầu. Trung Quốc đang ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn trên toàn cầu, Mỹ muốn duy trì ảnh hưởng và vị thế của mình trong khu vực thì họ không thể tiếp tục vừa hợp tác vừa áp đặt lên các đồng minh, đối tác.

Hợp tác và cạnh tranh sẽ luôn luôn là hai mặt song song tồn tại trong quan hệ giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa 2 siêu cường Trung – Mỹ. Cho dù Donald Trump – Tập Cận Bình có bắt tay nhau, thì mỗi người cũng có một toan tính riêng. Tuyệt đối hóa một mặt nào trong hai mặt cạnh tranh và hợp tác giữa 2 siêu cường này, cũng có thể dẫn đến những nhận định sai lầm.

Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng mỗi phương diện cũng như ý đồ của hai siêu cường này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước nhỏ trong việc giảm thiểu tối đa rủi ro, củng cố tăng cường tốt nhất các lợi ích cho mình và khu vực.

Trong thời điểm hiện nay, lựa chọn của ông Rodrigo Duterte cân bằng trong quan hệ Trung – Mỹ là chính xác. Đó cũng chính là chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, không đứng về bên nào để chống lại một bên thứ ba, giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế mà Việt Nam đang theo đuổi.

Những gì Ngoại trưởng Philippines chia sẻ cũng chính là những gì Việt Nam, đã, đang và sẽ tiếp tục làm trong việc mở cửa cảng quốc tế Cam Ranh chào đón tàu thuyền các nước cập cảng và sử dụng dịch vụ.

Đó là một trong những cách tạo dựng lòng tin, duy trì và bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực, làm nền tảng bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia, dân tộc bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ đặt ra nhưng cần tránh lơ là, mất cảnh giác.

RELATED ARTICLES

Tin mới