Wednesday, April 24, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ trừng phạt Hàn Quốc liệu có hiệu quả

TQ trừng phạt Hàn Quốc liệu có hiệu quả

Gần đây, quan hệ giữa Bắc Kinh và Seoul xấu đi nhiều liên quan tới việc bố trí hệ thống tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc. Người Hàn Quốc bị hạn chế tại các cửa hàng của Trung Quốc, và Trung Quốc áp đặt biện pháp trừng phạt lên hàng hóa và khách du lịch Hàn Quốc. Giới quan sát lo ngại, nhưng tất cả những gì đang diễn ra phần nhiều cho thấy thế yếu của Trung Quốc, hơn là sức mạnh đôi khi là giả hiệu của họ.

Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc để đối phó với các mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: AFP

     Biện pháp phản ứng của Trung Quốc đối với Hàn Quốc không tương xứng với những mối giận của nước này. Bắt đầu từ khách du lịch: – Sau ngày 15/3 lượng khách du lịch nhóm của Hàn Quốc sẽ bị dừng lại, các công ty vi phạm sẽ bị phạt, tước giấy phép –  đó là văn bản hướng dẫn do cơ quan quản lý du lịch Trung Quốc gửi cho tất cả các hãng du lịch, kể cả các công ty lớn như Ctrip.

     Nguyên nhân được nêu ra là việc bố trí THAAD của Mỹ tại Seoul. Tuy nhiên chuyên gia phân tích công ty Nomura tại Seoul – Michael Ha cảnh báo đây có thể mới chỉ là bước đầu, Bắc Kinh còn nhiều biện pháp khác để đánh vào doanh nghiệp Hàn Quốc. Ông Ha nhắc lại rằng hầu như tất cả các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc, kể cả Hyundai Motor và Amore Pacific đều phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu tại Trung Quốc. Cổ phiếu của Hyundai và công ty mỹ phẩm Amore Pacific ngày 3/3 đã giảm mạnh – 4,4% và 11% tương  ứng.

      Người dân Trung Quốc công khai nói rằng: –  Chúng tôi không mua hàng tại các cửa hàng của Hàn Quốc vì nước này đã quyết định bố trí THAAD của Mỹ, de dọa an ninh của nước tôi. Tại một số nhà hàng của Trung Quốc đã treo tấm biển bằng cả 2 thứ tiếng Trung và Hàn: – Chúng tôi không phục vụ khách Hàn Quốc!

       Thêm một “cò súng” để tăng sức ép lên Seoul là việc ký kết thỏa thuận trao đổi đất giữa tập đoàn Lotte và Bộ quốc phòng Hàn Quốc, nhờ đó Bộ này có được mặt bằng cần thiết ở huyện Seonjo phía Đông Nam để bố trí dàn pin tên lửa THAAD, thiết bị này được di chuyển từ Mỹ đến đây vào tháng 5-7 năm nay, vì việc này tập đoàn Lotte đã phải trả một giá rất đắt. Sản phẩm sữa chua và kẹo của họ bị cấm nhập vào Trung Quốc, trang web của họ bị tấn công. Đây là tin không hay chút nào cho cả Nga. vì cho dù không phải hệ thống nhà nước Trung Quốc tấn công trang web, mà là “những người tình nguyện” nào đó thì nó cũng làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Trung Quốc và gián tiếp đến Nga, tiếp thêm cớ cho những người ủng hộ lý thuyết “âm mưu tấn công mạng giữa Trung Quốc và Nga chống lại nền dân chủ”.

     Trong lúc này THAAD được bố trí tại Hàn Quốc bất chấp quan điểm của Trung Quốc hay hoạt động của các hãng sữa và đồ ngọt. Mỹ quyết định như vậy, nghĩa vụ bảo vệ an ninh cho các đồng minh tại khu vực được thực hiện như vậy. Và nếu nói trắng ra, Trung Quốc gần như không có gì để chống lại việc chuẩn bị quân sự của Mỹ và Hàn.

      Hiện tại Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự, còn hệ thống kinh tế thì được ca ngợi gần như là thách thức cả thế giới. Trong thực tiễn, quân đội trung Quốc không có khả năng so sánh chút nào với các đối thủ tiềm năng. Còn gần một triệu dân nước này đang sống dưới mức  nghèo. Và đó thực sự là cuộc sống trong ổ chuột, không có đảm bảo về miếng ăn (trích từ báo cáo của Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vừa mới diễn ra).

    Việc tăng mạnh chi phí quốc phòng mà ông Lý báo cáo cũng cần phải xem xét dưới góc độ đó. Đúng là về con số thì tăng nhiều, song quân đội Trung Quốc không có khả năng tham gia thành công cho dù một cuôc xung đột cấp thấp. Còn khả năng lý thuyết đảm bảo cho sự tồn tại quan điểm chính trị “một Trung Quốc” thì còn phải để lại sau.     

       Phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa bằng môt án phạt kinh tế là câu đáp trả điển hình Trung Quốc. Đó là công cụ chiến tranh thông tin mà Trung Quốc không bao giờ nắm thế mạnh. – Tiếng Trung quá nghèo nàn để phản ánh và thực hiện được những thông tin phức tạp. Tuy nhiên Trung Quốc quả thật có thể không có thiệt hại gì nếu mất đi vài công ty Hàn Quốc, còn nếu Hàn Quôc coi những thiệt hại này là quan trọng thì đó là vấn đề của họ. Song từ quan điểm quân sự, việc thành lập hệ thống THAAD tại miền Nam Hàn Quốc là việc không tránh khỏi. 

      Từ góc độ kinh tế, Bắc Kinh luôn luôn đánh giá các nước phương Tây (ở nghĩa rộng bao gồm cả các nước Hàn Quốc và Nhật Bản) như một thị trường thuần túy kỹ thuật. Như Henri Ford đã nói – Trung Quốc, đó là một tỷ chiếc bàn chải đánh răng nếu bạn sản xuất bàn chải – và không gì ngoài ra. Tất nhiên các công ty trung gian đã quen thu về một cent từ mỗi chiếc bàn chải sẽ bị thiệt hại, song nhìn chung nó không thay đổi cục diện, tiềm lực kinh tế Trung Quốc chỉ là PR, còn thị trường tiêu thu của họ thì khép kín đến mức các công ty xuất khẩu không quá mất mát từ các biện pháp trừng phạt.

     Bắc Kinh đã chi nhiều công sức, thời gian, tiền bạc để tạo ra hình ảnh về bản thân như một con quái vật lớn rất nhanh và nuốt chửng tất cả. Cho đến nay đó chỉ là một đội quân lấy thịt đè người., là hạm đội không bơi được xa., còn không quân thì may ra so được với không quân Ai Cập. Song nước này lại có nhiều cảm xúc và lời hứa, những ngôn từ khoa trương. Chống lại hệ thống THAAD thì quân đội nước này không chống được, còn đáp lại bằng hành động phong tỏa hàng hóa Hàn Quốc thì quá nhỏ nhen. Thêm vào đó cửa hàng Lotte chỉ đặt ở một số thành phố lớn của Trung Quốc.

      Trong lúc này không thể đánh giá được chính xác khả năng của các bên,Trung Quốc đã quá thổi phồng khả năng của mình cho dù, cho đến nay vẫn chưa đảm bảo được đủ lương thực cho chính mình. Nỗi sợ trước Trung Quốc xuất phát từ tuyên truyền hoặc cách cường đại đối với một đất nước lớn và kỳ lạ. Bắc Kinh thì vẫn cố tìm sự hỗ trợ của Nga trong tình huống quân đội của mình không có khả năng bảo đảm học thuyết “một Trung Quốc” chứ nói gì đến bảo đảm nền an ninh trên lục địa.

     Khi không ai nghĩ đến việc đánh nhau với Trung Quốc thì muốn PR bao nhiêu mà chẳng được.   

RELATED ARTICLES

Tin mới