Sunday, September 8, 2024
Trang chủĐàm luậnÔng Trump ép Bắc Kinh và "cơ hội cuối" cho Bình Nhưỡng

Ông Trump ép Bắc Kinh và “cơ hội cuối” cho Bình Nhưỡng

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như đã tính toán sai. Trong suốt thời gian qua Trung Quốc đã không đáp ứng một cách đầy đủ những yêu cầu của Mỹ đặt ra.

Triều Tiên đã tuyên bố vào ngày 3/7 rằng: tên lửa của họ có thể bắn trúng bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất một cách nhanh chóng và chính xác và không ai có thể theo dõi và khống chế chúng.

Triều Tiên lấy ngày 3/7 là ngày truyền thống của lực lượng tên lửa chiến lược Triều Tiên như một sự thách thức. Tuy nhiên ngày 3/7 năm nay, Bình Nhưỡng không có tuyên bố nào đe dọa nhấn chìm căn cứ quân sự Mỹ trong biển lửa như năm ngoái.

Cơ hội nào cho Bình Nhưỡng?

Tổng thống Moon Jae-in kêu gọi Bình Nhưỡng nhanh chóng quay trở lại bàn đàm phán, bởi rất có thể đây là cơ hội cuối cùng cho Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên trong đối thoại. Cũng trong ngày 3/7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tiếp cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Xanh, nhân dịp ông sang Seoul dự một cuộc hội thảo do một tờ báo tổ chức.

Tổng thống Hàn Quốc nói với ông Obama, ông và Tổng thống Donald Trump đã đồng ý tiếp tục sử dụng các biện pháp trừng phạt gây áp lực như công cụ để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng đồng thời vẫn tiến hành đối thoại.

Ông Moon Jae-in bày tỏ với ông Obama: “Chúng tôi đã thành công ngoài dự kiến trong cuộc gặp Tổng thống Donald Trump tuần trước, trong đó có một thỏa thuận tăng cường liên minh Mỹ – Hàn.”.

Cựu Tổng thống Barack Obama bày tỏ sự ủng hộ với Tổng thống Moon Jae-in và chính quyền mới tại Hàn Quốc. Ông Barack Obama lưu ý, chỉ cần dân ủng hộ thì không có gì là không thể.

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Liu Jieyi đã cảnh báo một “thảm họa” nếu thế giới không tìm ra cách giảm bớt các cuộc xung đột với quốc gia láng giềng của họ ở Đông Bắc Á. Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump với Chủ tịch Tập Cận Bình, Đại sứ Trung Quốc phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở Liên Hợp Quốc:

“Nếu căng thẳng (trên bán đảo Triều Tiên) chỉ tăng lên thì sớm muộn nó cũng vượt ra khỏi tầm kiểm soát và hậu quả sẽ là thảm họa.”. Ông cho rằng, khủng hoảng bán đảo Triều Tiên hiện nay là “rất, rất nghiêm trọng”, các cường quốc nên chấp nhận và ủng hộ đề xuất đối thoại với Bình Nhưỡng, không nên để quá lâu.

Donald Trump tăng sức ép lên Chính quyền Bắc Kinh

Trong ngày 4/7 Tổng thống Donald Trump cũng đã lần lượt điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về thương mại và vấn đề Triều Tiên.

Tờ báo này cho hay, ông Donald Trump đã cố gắng kêu gọi ông Tập Cận Bình “trực tiếp hành động” trước cuộc gặp lần thứ 2 của họ, dự kiến sẽ diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 khai mạc cuối tuần này tại Đức. Người Trung Quốc dường như muốn giải thích những nỗ lực của họ đối với ông Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.

Tuy nhiên, các giới chức bình luận, quãng thời gian hợp tác ngắn ngủi giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ về Triều Tiên có vẻ như diễn ra không thuận như mong muốn

Những hành động gần đây nhất của ông Donald Trump là cho ông Tập Cận Bình ” điện đàm” trực tiếp với mình về các vấn đề nóng. 

Cử chỉ này dường như cho thấy Trung Quốc đang tìm cách “duy trì sự ổn định và động lực” trong quan hệ với ông Donald Trump để ngăn chặn nhà lãnh đạo Mỹ sử dụng các biện pháp khắc nghiệt hơn như một phản ứng quân sự đáp lại Triều Tiên.

Ông Shinzo Abe đã ca ngợi quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Trump đơn phương áp đặt lệnh trừng phạt 1 ngân hàng, 1 doanh nghiệp và 2 công dân Trung Quốc. Hai nhà lãnh đạo đồng ý sẽ tổ chức đàm phán 3 bên cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in về vấn đề Triều Tiên bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20.

Trung Quốc đã tỏ ra tự tin rằng họ đã đạt được nhận thức chung với Hoa Kỳ sau hội nghị thượng đỉnh ở Mar-a-Lago và đánh giá các hành động cần thiết tối thiểu để đáp ứng yêu cầu của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như đã tính toán sai.

Rõ ràng Trung Quốc đã không đáp ứng một cách đầy đủ quan ngại của Mỹ về các ngân hàng, doanh nghiệp Trung Quốc dung túng các hoạt động bất hợp pháp của Triều Tiên. Rõ ràng Trung Quốc vẫn đi đêm với Triều Tiên, dung túng Triều Tiên về các vấn đề liên quan đến hạt nhân.

Trước các hành động gần đây của Mỹ cho thấy Trung Quốc đang bất lực trước các đề nghị của Mỹ trong vấn đề Tiều Tiên, chính phủ Trung Quốc đã phải đáp trả công khai. Nhưng riêng phát biểu của ông Tập Cận Bình tương đối kiềm chế. Ông Tập Cận Bình chỉ nói rằng đã có một số yếu tố tiêu cực trong quan hệ song phương khi trả lời ông Donald Trump qua điện đàm.

Trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Nga, Tân Hoa Xã tường thuật, ông Tập Cận Bình nói với truyền thông Moscow rằng Trung Quốc và Nga duy trì liên lạc và phối hợp chặt chẽ, có quan điểm tương tự nhau trong việc phản đối triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc.

Liệu hai nước Nga – Trung sẽ cùng hợp tác hay độc lập thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình?

RELATED ARTICLES

Tin mới