Monday, September 16, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiMỹ bị các nước đồng loạt cô lập tại G20

Mỹ bị các nước đồng loạt cô lập tại G20

Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã bị cô lập mọi vấn đề từ thương mại tới biến đổi khí hậu trong suốt hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức hôm 7-7.

Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trước khi bắt đầu phiên họp đầu tiên của hội nghị G20 hôm 7-7. Ảnh: AFP

Theo Press-TV, việc Washington bị thế giới cô lập ngày càng rõ ràng khi tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Hamburg, Đức hôm 7-7, các nhà lãnh đạo của các nền kinh lớn trên thế giới gần như đồng loạt phản đối Mỹ trong hàng loạt vấn đề, gồm biến đổi khí hậu, thương mại, an ninh và chính sách di cư.

Hôm 6-7, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà đã cam kết một hệ thống thương mại quốc tế mở bất chấp lo ngại chính sách bảo hộ của Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Trump.

“Thỏa hiệp chỉ có thể được tìm thấy nếu chúng ta chấp nhận quan điểm của nhau” – bà Merkel nhấn mạnh.

Trong một thông cáo chung, các nhà lãnh đạo nhóm BRICS gồm Nga, Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc đã yêu cầu thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris năm 2016 được thực thi bất chấp tháng trước ông Trump đã ra quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận này.

“Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu là một thỏa thuận quan trọng mà không dễ dàng gì đi đến đồng thuận và càng không dễ để từ bỏ” – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói.

Trong suốt cuộc họp hôm 7-7, có các vụ xung đột gay gắt giữa Mỹ và các lãnh đạo thế giới. Căng thẳng này xuất phát từ việc ông Trump cắt giảm đáng kể các chính sách trước đây của Mỹ.

Sự cô lập tại hội nghị đối với Tổng thống Trump thể hiện rõ ràng hơn trong vấn đề thương mại. Chính quyền Tổng thống Trump đã đề xuất áp thuế đối với nhập khẩu thép từ một số quốc gia.

Các quan chức châu Âu tại hội nghị đã phản ứng khá gay gắt vấn đề này, họ đe dọa đánh thuế ngược lại để trả đũa. “Nếu luật lệ thương mại toàn cầu không được duy trì, Liên minh châu Âu (EU) sẽ trả đũa, nhưng tôi không thể nói chính xác khi vào và như thế nào” – Cecilia Malmstrom, ủy viên thương mại châu Âu cảnh báo.

“Chúng tôi sẽ đáp trả bằng các biện pháp trả đũa nếu cần thiết, hy vọng không thực sự phải dùng đến cách này. Chúng tôi đã chuẩn bị hành động nếu cần” – Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu nói.

Những bình luận này cho thấy các quan chức châu Âu không hề e dè trước Tổng thống Trump. Ông Trump không được sự ủng hộ rộng rãi ở châu Âu.

Thủ tướng Merkel, người đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là hàn gắn những khác biệt nhưng dường như không đạt được nhiều thành công trong việc giảm thiểu sự bất đồng sau ngày đầu tiên của hội nghị.

RELATED ARTICLES

Tin mới