Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐàm luậnTam giác TQ-Đài Loan-Philippines trong vấn đề Biển Đông (Phần 1)

Tam giác TQ-Đài Loan-Philippines trong vấn đề Biển Đông (Phần 1)

Các nhà ngoại giao Philippines cảnh báo Tổng thống Arroyo rằng việc phát triển chung có thành công ở mức độ nào đi chăng nữa thì việc hy vọng Trung Quốc nhân nhượng là điều khó có thể. Trung Quốc sẽ thống trị trong việc khai thác chung và điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong ASEAN.

Trung Quốc –  Philippines

Sự phản ứng của sinh viên Việt Nam về cái gọi là “Tam Sa” của Trung Quốc vào trung tuần tháng 12 năm 2007 đã đưa Bắc Kinh phản ứng bằng hành động cụ thể; thay vì hạ giọng về vụ việc, Tần Cương, phát ngôn viên bộ ngoại giao đã trách cứ: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên các đảo ở biển Nam Trung Hoa”. Tiếng phản đối nổi lên từ hai phía vì Biển Đông lưu giữ một trong những điểm gây chú ý của khu vực. Điều mà hầu hết nhà quan sát không nhận ra là trong vài năm gần đây, những nỗ lực hợp tác trong khu vực nhằm ve vãn để Trung Quốc có lập trường rõ ràng hơn đã bị thất bại bởi một trong những phía kình địch trong tranh chấp các đảo ở quần đảo Trường Sa: đó là Philippines.

Chuyến đi vội vã của Tổng thống Philippine Gloria Macapagal Arroyo tới Trung Quốc cuối năm 2004 đã cho thấy một ngạc nhiên lớn. Trong hàng loạt những thỏa thuận được ký mang tính hình thức giữa hai nước Trung Quốc và Philippines là một bản cho phép các công ty dầu khí nhà nước của họ được quản lý một hoạt động hợp tác cùng nghiên cứu địa chấn trong vùng biển Đông đang có những tranh chấp, một tương lai đáng quan ngại cho các vùng lãnh thổ Đông Nam Á.

Khi hiệp định được ký kết ngày 1/9/2004, chính phủ Philippines nói rằng việc nghiên cứu khảo sát chung sẽ “thu thập và xử lý tiến trình địa tầng học, kiến tạo học, kết cấu địa chất…và sẽ không sản xuất và khai thác nguồn dầu tại đây nhưng 2 nước không công khai về nội dung trong “Hiệp định về khảo sát các khu vực chắc chắn trong khu vực biển Nam Trung Hoa giữa China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) và Philippines National Oil Company (PNOC)”. Và không ai ngờ rằng cho đến khi các báo đài loan tin rằng CNOOC và PNOC đã ký một thư thỏa thuận về việc tìm kiếm dầu và khí gas.

Việt Nam là nước phản đối gay gắt nhất hiệp định này. Tuy nhiên, trong vòng 6 tháng, Việt Nam đã từ bỏ những phản đối của mình và lao vào cuộc mạo hiểm, dẫn tới một mối liên minh tay ba và được thảo luận trong vòng bí mật.

Trong sự thiếu vắng những bước tiến bộ hướng tới giải quyết những tranh chấp phức tạp về lãnh thổ và chủ quyền trên vùng biển Đông, cái khái niệm cùng phát triển có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Ý tưởng hoàn toàn đơn giản: tạm thời xếp lại những yêu sách về chủ quyền và thiết lập những khu vực cùng phát triển nhằm chia sẻ hoạt động đánh bắt hải sản trên biển, khai thác dầu khí và những nguồn lợi khác. Thỏa thuận giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam, ba trong sáu chính phủ của những nước có những xung đột yêu sách, được nhìn nhận như là một bước đi đúng đắn và một khuôn mẫu hợp lý cho tương lai.

Nhưng theo như những chi tiết trong cam kết đang nảy sinh, nó bắt đầu tỏ ra chẳng giống với những gì đáng lẽ sẽ diễn ra. Khởi đầu, chính quyền Philippines đã phá vỡ trật tự thứ bậc với các nước ASEAN, theo đó việc cư xử với Trung Quốc là như với một khối trong vấn đề Biển Đông. Philippines còn có một nhượng bộ ngoạn mục bằng việc chấp nhận việc nghiên cứu ở vùng biển này, bao gồm cả những vùng thềm lục địa của họ mà không cần đòi hỏi gì ở Trung Quốc và Việt Nam. Qua những hành động này, Manila đã trao một xác nhận hợp pháp nhất định cho cái “yêu sách mang tính lịch sử” không xác thực về pháp lý của Trung Quốc đối với hầu hết vùng Biển Đông.

Mặc dù Biển Đông tương đối yên bình trong thập kỷ qua, song nó vẫn là một trong những ngòi nổ tiềm tàng ở Đông Nam Á. Quần đảo Hoàng Sa trong vùng Tây Bắc được cả Việt Nam và Trung Quốc lên tiếng nhận chủ quyền, trong khi các đảo thuộc Trường Sa ở phía Nam được nhận chủ quyền hoặc bị kiểm soát hoàn toàn bởi Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Maylaysia và Brunei. Tất cả, ngoại trừ Brunei, có những đòi hỏi nhất định đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là những nơi có sự chồng lấn lên phần của nước láng giềng, các đơn vị quân đội đồn trú trên các đảo đá thấp nhỏ nằm rải rác thuộc Trường Sa.

Sau khi những công trình của Trung Quốc được mở rộng bị phát hiện năm 1995 trên đảo Bãi Đá Vàng Khăn, trên vùng thềm lục địa của Philippines và cả bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, ASEAN đã thuyết phục Trung Quốc từ bỏ quan điểm dứt khoát của họ để “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông. Thay vì khăng khăng chỉ thảo luận song phương với những nước có yêu sách của mình, Trung Quốc đã đồng ý ứng xử với Asean như là một nhóm nước trong giải quyết vụ việc. Rodolfo Severino, cựu tổng thứ ký ASEAN, đã ca ngợi “sự đoàn kết và hợp tác của ASEAN trong việc giải quyết mối quan tâm sống còn tới an ninh khu vực.”

Tuy nhiên, ASEAN và Trung Quốc đã thất bại trong những nỗ lực thiết lập một quy tắc ứng xử. Trong “Bản Tuyên bố về Ứng xử giữa các bên trên Biển Nam Trung Hoa,” được ký năm 2002, họ hứa giải quyết những bất đồng về lãnh thổ một cách hòa bình và đảm bảo kiềm chế trong mọi hành động có thể bùng nổ xung đột. Song bản tuyên bố quá lỏng lẻo. Một tuyên bố diễn giải mang tính chính trị, chẳng có quy chuẩn pháp lý ràng buộc, nó không xác định rõ giới hạn địa lý và, tối đa, cần có một bước quá độ.

Kể từ khi bản tuyên bố được công bố, vấn đề Biển Đông ít được tôn trọng. Với các nước ASEAN được hưởng lợi từ nền kinh tế đang bùng nổ và phát triến nhanh nhờ thỏa thuận tự do mậu dịch của Trung quốc, các nhà lãnh đạo chính trị ở Đông Nam Á hồ hởi mà quên đi vấn đề đặc biệt của những quan ngại đã từng làm hỏng mối quan hệ của họ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, chẳng có cuộc tranh cãi nhiều bên nào được giải quyết, không giải pháp kỹ thuật nào có được để tránh hoặc xử lý những xung đột. Với tình trạng không có kế hoạch thảo luận ngay cả vấn đề chủ quyền trên các hòn đảo đang gây tranh cãi, các bên yêu sách giờ đây chấp nhận rằng cần có vài chục năm nữa, thậm chí vài thế hệ, trước khi các mâu thuẫn yêu sách được hóa giải.

Va chạm được cho là có khả năng tăng lên trong khi nhu cầu về năng lượng của Trung Quốc và sự lớn mạnh về kinh tế của Đông Nam Á và họ gia tăng tìm kiếm dầu, khí gas. Trong khi trữ lượng dầu khí trong vùng Biển Đông là chưa được xác định, mối hy vọng rằng có trữ lượng lớn làm cho mối quan tâm thêm mạnh mẽ. Trong khi giá dầu thế giới đạt tới mức kỷ lục, việc phát hiện ra trữ lượng đảm bảo tính thương mại sẽ càng kích động những căng thẳng và “làm biến chuyển tình hình an ninh” trong vùng quần đảo Trường Sa, theo như nhận xét của Ralf Emmers, một giáo sư trợ giảng của Trường S.Rajaratman thuộc Viện nghiên cứu Quốc tế Singapore.

Thỏa thuận của Tổng thống Arryo với Trung Quốc trong việc cùng nghiên cứu địa chấn đã gây tranh cãi trước một số nguyên tắc đối xử bình đẳng. Với nguyên tắc tham khảo trước các thành viên khác trong ASEAN, Philippines đã bỏ qua lập trường chung là chiếc chìa khóa cho thắng lợi của nhóm trước Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Mỉa mai thay, đây lại là nỗ lực đầu tiên của Manila trong việc tìm kiếm sự đoàn kết và một liên minh ASEAN để kiềm chế Trung Quốc trong việc xâm phạm vùng đảo Vành Khăn một thập niên trước. Bán một kế hoạch hành động bởi những chính khách có những mối liên hệ làm ăn, người đã có những thỏa thuận khác đang thực hiện với Bắc Kinh, bà Arroyo không thể tìm ra được đường lối cho bộ ngoại giao của bà, và khi các giới chức ngoại giao Philippines phản đối, mọi thứ trở nên quá muộn.

Các nhà ngoại giao Philippines cảnh báo Arroyo rằng việc phát triển chung có thành công ở mức độ nào đi chăng nữa thì việc hy vọng Trung Quốc nhân nhượng là điều khó có thể. Trung Quốc sẽ thống trị trong việc khai thác chung và điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong ASEAN.

Mark Valencia, một chuyên gia về biển Đông nhận xét về thái độ của Philippines trong vấn đề biển Đông: “Bây giờ các chi tiết bị lộ ra do các hoạt động nghiên cứu và có tin nói rằng đây là sự bán rẻ một phần lãnh hải của Philippines” bởi vì một khu vực rộng lớn nằm ngoài khơi Palawan ở miền Nam Philippines, ép vào Trường Sa và tiếp giáp Malampaya có một mỏ sản xuất khí gas của Philippines đó là một trong sáu khu vực, khu vực gần nhất với bờ biển Philippines là nắm ngoài tuyên bố của Trung Quốc và Việt Nam. Mark Valencia nhấn mạnh: “Có lẽ vì mục đích chính trị cao hơn, cho nên Philippines đã đồng ý để cho các cuộc nghiên cứu khảo sát thậm chí kể cả những khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc không tuyên bố chủ quyền”.

(Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới