Friday, April 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaChuyện lạ: Càng bị cấm vận dân Nga càng... thích

Chuyện lạ: Càng bị cấm vận dân Nga càng… thích

Sau thời gian đầu thị trường Nga gặp nhiều khó khăn do Mỹ áp đặt các lệnh cấm vận, các doanh nghiệp Nga đã chớp “thời cơ” này và hiện các mặt hàng xuất xứ Nga đã tràn ngập trên các kệ hàng mà trước đó có nhiều hàng hóa nước ngoài.

“Pho mát Tula”, “Pho mát Saratov”- các cụm từ này sẽ là hài hước nếu xuất hiện 4  năm trước nhưng sau khi phương Tây áp đặt các lệnh cấm vận lương thực với Nga, các loại pho mát nước ngoài dần không còn hiện diện trên các kệ hàng Nga. Các nhà sản xuất pho mát nội địa Nga đã chớp lấy thời cơ này để khẳng định họ hoàn toàn có thể sản xuất các loại pho mát chất lượng.

Trong thời gian từ ngày 22/9-8/10, hội chợ “Những ngày pho mát” đã được tổ chức tại thủ đô Moscow, Nga và thu hút được sự tham gia của các nhà sản xuất pho mát trên khắp nước Nga.

“Hàng tháng chúng tôi sản xuất được 12 tấn pho mát”- Giám đốc Tổ hợp thương mại “Nenashevo” vùng Tula nói tại hội chợ. Công ty này bắt đầu sản xuất pho mát từ năm 2016 và đang rất tích cực trong việc áp dụng công nghệ phương Tây để tạo ra các sản phẩm có chất lượng. Nhà sản xuất này còn thuê chuyên gia  từ Lyon, Pháp và sử dụng các men của Pháp để sản xuất pho mát.

Ngoài ra, chính quyền Nga thời gian gần đây cũng tích cực tổ chức các hội chợ kiểu này để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước quảng bá sản phẩm. Năm 2016, hội chợ “Những ngày pho mát” đã thu hút được sự tham gia của 56 đơn vị sản xuất và họ đã bán được 60 tấn pho mát trong vòng 3 ngày hội chợ. Hội chợ năm nay cũng chứng kiến sự tham gia của khá nhiều đơn vị sản xuất pho mát mới được thành lập từ năm 2016.

Tham gia hội chợ, các nhà sản xuất pho mát Nga đều nhấn mạnh đến mặt tích cực của các lệnh cấm vận lương thực mà phương Tây áp đặt chống Nga: các công ty nước ngoài đã phải rời thị trường Nga, thị trường từ ảm đạm trở nên hồi sinh, các công ty nhỏ có thêm cơ hội để khẳng định mình trên thị trường.

Chủ lịch Liên minh các nhà sản xuất pho mát Nga Oleg Sirota bày tỏ hy vọng rằng các lệnh cấm vận chống Nga của phương Tây sẽ duy trì thêm 7-10 năm nữa. Đây là biện pháp duy nhất để thúc đẩy nền sản xuất ở Nga vì nếu các lệnh cấm vận được dỡ bỏ, nhiều công ty mới được thành lập trong lĩnh vực này sẽ khó có thể vượt qua khó khăn.

Do các yêu cầu của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), Nga không thể áp đặt thuế để ủng hộ các nhà sản xuất trong nước. Châu Âu cũng đang tích cực sử dụng hệ thống này: thuế đối với các mặt hàng rau quả Nga khi vào thị trường Đức là 300% và giá thành đưa 1kg pho mát vào Đức là 2 Euro.

Nhờ các lệnh cấm vận này mà ông Oleg Sirota đạt được ước mơ của mình là trở thành doanh nhân sản xuất pho mát. Oleg Sirota bỏ công việc của một lập trình viên và mua một mảnh đất ở quê nhà Istrina. Sau khi nghiên cứu cách thức sản xuất pho mát của Đức và Thụy Sỹ, Oleg Sirota đã mạnh dạn bán hết tài sản của mình, vay thêm tiền để đầu tư sản xuất pho mát từ tháng 7/2015.

Sau 2 năm khó khăn, mọi thứ đã thuận lợi hơn với Oleg Sirota khi nhận được hơn 800 đơn hàng và thu về 6 triệu Ruble (hơn 100 nghìn USD). Dù con số này vẫn còn khiêm tốn nhưng bước đầu nó ghi nhận thành công của Oleg Sirota. Hiện doanh nghiệp của Sirota đang tạo việc làm cho 30 lao động.

Mục tiêu hướng đến là cung cấp pho mát cho không chỉ cho thị trường Moscow, Saint-Peterburg mà còn  cho thị trường từ vùng Sochi đến Voronhetz. Dự kiến đến cuối năm 2017, doanh nghiệp của Oleg Sirota hàng ngày sẽ sản xuất được khoảng 1 tấn pho mát và chế biến được 100 tấn sữa. “Chúng tôi sẽ không đánh mất khoảng thời gian quý báu này vì biết đâu các lệnh cấm vận  bất ngờ được hủy bỏ”- Oleg Sirota nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới