Wednesday, April 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaViệt Nam lạc quan khi GDP quý III tăng đột biến

Việt Nam lạc quan khi GDP quý III tăng đột biến

Tổng cục Thống kê ước tính GDP của quý III/2017 tăng 7,46%, là tín hiệu tích cực để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,7%.

Dẫu ghi nhận những thiệt hại lớn do thiên tai, bão lũ và tác động tiêu cực của khai khoáng sụt giảm, giá cả nông sản giảm nhưng ngày 29/9, Tổng cục Thống kê vẫn đưa ra những con số tích cực về tình hình kinh tế-xã hội.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho hay: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2017 ước tính tăng 6,41% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 5,15%, quý II tăng 6,28%.

Điều đáng chú ý, theo ông Nguyễn Bích Lâm, GDP ước tính của quý III/2017 tăng 7,46%.

So với cùng kỳ năm 2016, mức tăng trưởng của 9 tháng năm 2017 cao hơn mức tăng 5,99%. 

“Điều này khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện. Đây cũng là tín hiệu tích cực để nền kinh tế hướng tới mục tiêu tăng trưởng 6,7% của cả năm 2017”, báo Pháp luật TP.HCM dẫn lời ông Lâm khẳng định.

Những thông tin trên có phần lạc quan hơn con số mà ADB đưa ra trong Báo cáo cập nhật triển vọng Kinh tế châu Á 2017 vừa được ngân hàng này công bố. Trong đó, GDP của Việt Năm được dự báo giảm xuống còn 6,3% cho năm 2017 và 6,5% trong năm 2018, thấp hơn so với báo cáo công bố hồi tháng 4 lần lượt là 6,5% và 6,7%.

Nguyên nhân của việc điều chỉnh này là sự sụt giảm tới 8% trong nửa đầu năm của ngành khai khoáng và dầu thô.

ADB lưu ý, hai vấn đề chính Việt Nam cần giải quyết để duy trì tăng trưởng ổn định hết năm nay và sang năm 2018 đó là bội chi ngân sách và tăng trưởng tín dụng.

Mặc dù chi đầu tư giảm nhưng chi thường xuyên vẫn tăng (gấp đôi so với năm 2010). Do đó, Việt Nam cần giảm bội chi ngân sách gánh nặng nợ công bằng giảm chi tiêu Chính phủ.

Bên cạnh đó, nỗ lực nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng thông qua hạ thấp lãi suất sẽ làm gia tăng những rủi ro tiềm ẩn cho khu vực tài chính. Do đó, Việt Nam cần phải xác định mục tiêu cho vay chất lượng, tránh đầu cơ. Đây là yếu tố then chốt duy trì kinh tế dài hạn.

RELATED ARTICLES

Tin mới