Monday, November 11, 2024
Trang chủĐiểm tinTQ đáp trả bộ đôi Su-30 MKI và BrahMos bằng đề xuất:...

TQ đáp trả bộ đôi Su-30 MKI và BrahMos bằng đề xuất: “Hãy cho Gấu Nga ăn nhiều mật ngọt”

Các chuyên gia quốc phòng Trung Quốc cho rằng, nước này có thể ngăn cản hoặc giới hạn Ấn Độ tiếp cận các vũ khí tiên tiến của Nga bằng cách “cho Gấu Nga ăn nhiều mật ngọt”.

BrahMos có thể trở thành “sát thủ” diệt tàu sân bay của Ấn Độ trong tác chiến hải quân. Ảnh: One India

Ngày 22/11, tiêm kích Sukhoi-30 MKI của Không quân Ấn Độ lần đầu tiên phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu âm BrahMos. Chiếc máy bay cất cánh từ Căn cứ không quân Kalaikunda ở bang Bengal phía Tây Ấn Độ đã tấn công và tiêu diệt nhanh gọn một chiếc tàu mục tiêu trên Vịnh Bengal.

Với kết quả của cuộc thử nghiệm này, Ấn Độ đang bắt đầu đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện bộ 3 tên lửa hành trình chiến thuật phóng từ trên biển, trên không và trên bộ. BrahMos phóng từ trên không sẽ được Ấn Độ thử nghiệm thêm 1 năm nữa và dự kiến đưa vào sử dụng năm 2019.

Tháng 11/2017, Ấn Độ cũng đã lần thứ 5 phóng thành công tên lửa hành trình dưới âm Nirbhay. Xét trên khía cạnh tầm bắn, tốc độ và tính chính xác, thành công của các vụ phóng thử này thực sự có ý nghĩa rất to lớn trong khả năng răn đe của Ấn Độ.

Kết hợp với Sukhoi-30 MKI, BrahMos như “hổ mọc thêm cánh”

Vài thập kỷ vừa qua, vũ khí tấn công chính xác phóng từ ngoài tầm với của phòng không đối phương đã trở thành một vấn đề thiết yếu trong chiến tranh hiện đại. Trên phạm vi toàn cầu, số lượng, tầm phát hiện và khả năng của các radar sục sạo trên không cũng như các radar kiểm soát bắn của các tên lửa đất đối không đã được tăng cường một cách ngoại mục.

Hệ thống phòng thủ của các cường quốc được bố trí dày đặc tới mức chúng rất khó có thể bị xuyên thủng, ngay cả với các chiến đấu cơ tàng hình. Hơn nữa, các phương tiện kiểm soát và cảnh báo trên không, radar vượt đường chân trời (OTHR) và thiết bị đặt trên vệ tinh đã tạo ra một bước chuyển đổi quyết định trong các biện pháp tác chiến trên không.

Tương ứng theo đó, các vũ khí tấn công từ xa, phương tiện bay không người lái và vũ khí laser đang nổi lên như những vũ khí chủ chốt trong tương lai. Với tầm tấn công từ 1.200 – 1.500 km của các máy bay Sukhoi-30MKI, tên lửa BrahMos có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trong phạm vi từ 1.500 – 1.800 km xung quanh Ấn Độ.

Ngoài ra, BrahMos cũng đang được nới rộng tầm bắn lên 600 – 900 km sau khi Ấn Độ gia nhập Chế độ Kiểm soát Công nghệ Tên lửa (MTCR) năm 2016.

Một tên lửa BrahMos-ER (tầm bắn mở rộng) đã được thử nghiệm hồi tháng 3/2017 có tầm bắn trên 400 km và một vụ thử nữa với tầm bắn 900 km sẽ được tiến hành vào năm 2019. Đó là chưa kể tới một phiên bản tên lửa siêu âm BrahMos-2 cũng đang được Ấn Độ phát triển.

Nhờ kết quả của những phát triển này, khả năng thực hiện các đòn tấn công chính xác từ xa của Ấn Độ đã gia tăng đáng kể. BrahMos và Nirbhay có thể nổi lên như là những “sát thủ” diệt tàu sân bay của Ấn Độ trong tác chiến hải quân.

Hai phi đội Sukhoi-30MKI trang bị BrahMos đã được triển khai ở Bộ tư lệnh Andaman và Nicobar, và bờ biển phía Tây Ấn Độ sẽ giúp đảm bảo môi trường hòa bình trên Ấn Độ Dương. Ngoài ra, khả năng răn đe bằng các cuộc tấn công ồ ạt tên lửa hành trình phóng từ trên không này sẽ vô hiệu hóa các tham vọng hải quân của bất kỳ đối thủ nào của Ấn Độ ở khu vực.

Trung Quốc bấn loạn đối phó

Trong khu vực, BrahMos chiếm giữ một vị trí rất đặc biệt trong các thảo luận của Trung Quốc về khả năng tên lửa của Ấn Độ. Truyền thông Trung Quốc thời gian gần đây thường đề cao những ưu điểm vượt trội về siêu âm, khả năng chọc thủng, chống can thiệp cũng như khả năng chống đánh chặn tên lửa của nước này.

Tại Trung Quốc cũng đang diễn ra các cuộc tranh luận sôi động rằng nếu BrahMos được trang bị các đầu đạn hạt nhân thì khả năng phóng các vũ khí hạt nhân từ trên không của Ấn Độ sẽ gia tăng đáng kể. Một báo cáo của Mỹ dự tính chuyện khoảng 64 quả tên lửa BrahMos có thể tiêu diệt một nhóm tác chiến tàu sân bay thường xuyên được thảo luận tại Trung Quốc.

Do đó, các chuyên gia quốc phòng Trung Quốc đề nghị Bắc Kinh phải đối phó với sự gia tăng khả năng tên lửa chiến thuật của Ấn Độ theo 3 cách sau:

Thứ nhất, họ lập luận rằng các bộ phận cốt lõi và quyền sở hữu trí tuệ của loại tên lửa Ấn Độ vẫn nằm trong tay Nga. Hơn nữa, phần lớn các nền tảng vũ khí tân tiến của Quân đội Ấn Độ đều có vai trò của Nga.

Bởi vậy, nếu Trung Quốc tăng cường thắt chặt quan hệ với Nga, nước này có thể ngăn cản hoặc giới hạn Ấn Độ tiếp cận các vũ khí tiên tiến của Nga. Nếu “gấu Nga ăn nhiều mật ngọt” của Trung Quốc, và có cả những đảm bảo trong tương lai, yếu tố Nga có thể bị loại bỏ.

Thứ hai, dù Ấn Độ có thể nới rộng tầm bắn của tên lửa BrahMos lên đến 600 – 900 km, thì vẫn còn một yếu tốt then chốt khác mới đảm bảo tấn công thành công đó là khả năng dẫn đường chính xác tầm xa.

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, năng lực của Ấn Độ trong các hệ thống cảnh báo và phát hiện sớm trên không, các hệ thống dẫn đường giữa quá trình bay và tầm bao phủ của radar tầm xa còn hạn chế.

Do vậy, cho tới khi nào những khả năng này chưa được cải thiện, mối đe dọa về tên lửa của Ấn Độ vẫn chỉ mang tính cục bộ.

Thứ ba, về chiến tranh trên bộ, hầu hết các căn cứ không quân của Ấn Độ đặt gần với biên giới Ấn Độ – Tây Tạng. Bởi vậy, Trung Quốc có thể gây tổn hại cho năng lực không quân của Ấn Độ nhiều hơn là Ấn Độ có thể làm với BrahMos.

Ấn Độ tấn công bằng BrahMos chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc đáp trả bằng tên lửa hành trình tầm xa CJ-10, loại có thể tấn công tới Delhi. Thêm nữa, địa hình đối núi, tầm bao phủ dày đặc của các tên lửa HQ-9, HQ16A cùng nhiều tên lửa phòng không tầm gần khác sẽ giúp vô hiệu hóa mối đe dọa BrahMos cho Trung Quốc.

Trên mặt trận hải quân, Trung Quốc tin rằng, bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng sẽ là chiến dịch dựa vào hệ thống. Bởi vậy, một sự kết hợp giữa tên lửa hành trình siêu âm chống hạm YJ-12 (phiên bản KH-31 của Trung Quốc), HQ-9, HHQ-16, FL-3000 và pháo CIWS sẽ được sử dụng để phòng thủ hạm đội Trung Quốc.

Hơn nữa, ưu thế về khả năng phát hiện và bán kính phòng thủ của Hải quân Trung Quốc là rất quan trọng.

Theo các chuyên gia Ấn Độ, một tên lửa BrahMos phóng từ trên không có tầm bắn mở rộng với khả năng tấn công bất cứ mục tiêu nào ở khoảng cách gần 2.000 km sẽ mở đường cho sự chuyển đổi mới trong cấu trúc an ninh Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Ấn Độ cũng sẽ cần phải gia tăng số lượng các phương tiện phóng, bởi chỉ 36 hoặc 50 chiếc Sukhoi cải tiến là sẽ không đủ. Việc tăng cường khả năng dẫn đường tầm xa là một lĩnh vực lớn cần được quan tâm.

Tiếp tục tăng cường bộ 3 tên lửa hành trình chiến thuật có thể khiến cho các đối thủ của Ấn Độ không mấy thoải mái nhưng Ấn Độ cần phải làm nhiều hơn thế.

RELATED ARTICLES

Tin mới