Tuesday, September 17, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiSáng kiến Vành đai TQ: Kẻ chết kẹt, người tỉnh đòn

Sáng kiến Vành đai TQ: Kẻ chết kẹt, người tỉnh đòn

Pakistan đón nhận “niềm đau” vì bị Trung Quốc hủy loạt dự án nằm trong sáng kiến Vành đai-Con đường.

Trung Quốc vừa đột ngột hủy bỏ việc đầu tư 3 dự án hạ tầng tại Pakistan. Một loạt dự án trên bộ và trên biển với tổng số tiền đầu tư gần 60 tỉ USD đã được Bắc Kinh xúc tiến tại đây nằm trong khuôn khổ Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC).

Bộ trưởng Bộ kế hoạch và phát triển Pakistan Ahsan Iqbal hôm 12/12 thông tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa bất ngờ ra quyết định dừng cấp vốn cho việc xây dựng 3 tuyến đường lớn thuộc CPEC, theo đài NDTV của Ấn Độ.

Cụ thể, 3 dự án chịu số phận bị dừng lại chưa biết khi nào sẽ tái khởi động này gồm: tuyến Dera Ismail Khan – Zhob dài 210 km, tuyến Khuzdar – Basima dài 110 km và đoạn cao tốc Karakoram từ Raikot tới Thakot dài 136 km.

Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên Trung Quốc ra quyết định tạm hoãn dự án CPEC chứ đừng nói là tới 3 dự án cùng một lúc.

3 dự án trên ban đầu được phụ trách bởi Cơ quan đường bộ quốc gia Pakistan (PNHA) nhưng từ khi được đưa vào là một dự án CPEC để hưởng đầu tư từ Trung Quốc đã bắt đầu có khả năng không được thi công.

Theo ông Ahsan Iqbal, vốn đầu tư cho 3 dự án trên đã chính thức được thông qua hồi năm ngoái và được dự kiến sẽ được công bố chính thức hôm 20/11.

Tuy nhiên, đến thời điểm trên, Trung Quốc bất ngờ báo tin dữ. Họ tuyên bố ngừng đầu tư không có lý do và sẽ tái đầu tư cho tới khi “có các đường lối chỉ đạo mới”.

Con số 60 tỷ USD đối với Pakistan thì đó là khổng lồ, nếu như Trung Quốc từ bỏ, Pakistan sẽ là người phải chịu hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Nguyên nhân của sự kiện gây sốc này đã được giới phân tích mổ xẻ.

Quỹ châu Âu về nghiên cứu Nam Á (EFSAS) cho rằng, chính tình hình nội bộ chính trị ở Pakistan đã khiến Trung Quốc lo ngại đầu tư.

“Dự án làm đường của Bắc Kinh bị cho là sẽ giúp một số tỉnh giàu mạnh khiến các tỉnh không có con đường đi qua tranh cãi và phản đối” – EFSAS đánh giá.

EFSAS cho rằng, Bắc Kinh muốn quân đội Pakistan nhúng tay và các dự án bởi quyền lực tập trung của quân đội giúp cho Trung Quốc có lợi thế hơn và đảm bảo các mục tiêu chiến lược mà họ muốn ở quốc gia Nam Á này.

Vì siêu dự án hành lang kinh tế CPEC đi qua nhiều vùng lãnh thổ tranh chấp, nên nếu được các lãnh đạo quân đội Pakistan giúp đỡ, Trung Quốc sẽ bớt các mối lo ngại. Hiện Bắc Kinh cũng lo ngại nhất tình trạng bạo lực ở tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.

Trong khi đó, ông Ian Bremmer, Chủ tịch kiêm nhà sáng lập Tập đoàn tư vấn Eurasia Group thì nhận định rằng, đây là lỗi của Bắc Kinh.  Việc Trung Quốc hủy bỏ dự án xây dựng ở Pakistan là kiểu làm ăn bỏ mặc uy tín mà chỉ dựa vào điều kiện của Bắc Kinh.

Các dự án trong sáng kiến Vành đai-Con đường “không mang tính minh bạch hoặc dựa trên nguyên tắc đồng thuận”, theo ông Bremmer.

Ông Ian Bremmer nói rằng, bản chất của cách thức ra quyết định mà Trung Quốc sử dụng có thể gây ra nguy cơ khôn lường cho các quốc gia phụ thuộc vào sáng kiến này.  Đây là kiểu làm ăn “thích thì làm, không thích thì nghỉ” của Trung Quốc.

“Cắt nguồn tiền cho dự án là cách để truyền đạt một thông điệp ngoại giao gần như mạnh mẽ cho Pakistan: Chúng tôi sẽ chi, nhưng phải theo điều kiện của chúng tôi” – tổ chức này nhận định.

Ngay cả Nga dù chưa thực sự được triển khai nhưng hợp tác với Trung Quốc cho họ mối bất an lớn.

Sang kien Vanh dai Trung Quoc: Ke chet ket, nguoi tinh don
Làm ăn với Trung Quốc đáng lo hơn đáng mừng.

Nga và Trung Quốc đang có nhiều dự án hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần nằm trong chuỗi dự án được phát triển trong Sáng kiến Vành đai-Con đường.

Hàng loạt các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và thỏa thuận kinh tế mới được ký kết, Nga cũng đã tạo nhiều điều kiện ưu ái cho các doanh nghiệp, công ty của Trung Quốc thực hiện các dự án tại Nga. Song, thực tế lại không được thuận lợi do các nhà đầu tư Trung Quốc liên tục đưa ra các đòi hỏi.

Tỷ phú Gennady Timchenko – một trong những người bạn thân nhất của của Tổng thống Putin được giao nhiệm vụ thúc đẩy quan hệ thương mại với Bắc Kinh cho biết, khi lập dự án thì Trung Quốc xúc tiến rất nhanh, dù dự án hoành tráng như thế nào đi nữa, nhưng tiền thật từ Trung Quốc thì rất chậm.

Trong số hàng chục các dự án hợp tác với Trung Quốc chỉ có một ít được thực hiện. Tổng trị giá những dự án hợp tác đầu tư Nga- Trung đã lên tới 113 tỷ USD, tính đến tháng 8/2015.

Song cuộc khủng hoảng kinh tế tại Nga và sự suy giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đã làm cho các dự án hợp tác đầu tư Nga – Trung hầu hết bị đình lại.

Dự án Yamal LNG với quy mô 27 tỷ USD kết hợp với Total của Pháp và CNPC của Trung Quốc, đang triển khai thì phải đình lại do khó khăn tài chính. Trung Quốc cho biết sẽ cho vay 20 tỷ USD trong năm 2014 để tiếp tục dự án, nhưng đến tháng 8/2015 vẫn chưa được giải ngân, dù đã bị giảm xuống 15 tỷ USD. Và khi nào Yamal được hỗ trợ tài chính thì cũng chưa biết được.

Dự án Siberia dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2018, nhưng nay thì không thể biết đến bao giờ.

Phó Tổng thư ký Hiệp hội phát triển các doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài He Chzhenvey cho biết: “Các công ty Trung Quốc sẵn sàng xây dựng đường cao tốc ở Nga, người Trung Quốc có thể thi công đường nhựa ở Nga, nhưng sau khi hoàn thành những con đường này phải đem lại lợi nhuận cho người Trung Quốc”.

Kẻ cười người khóc vì “Vành đai-Con đường”

Khác với Pakistan, hay Nga, danh tiếng không mấy tốt đẹp của Bắc Kinh khi tham gia các dự án đầu tư đã trở thành “tiếng xấu đồn xa”.

Cùng với các quan điểm ngoại giao và định hướng chiến lược của mỗi nước trong mỗi thời kỳ, cũng có những nhà thông thái không thể dính bẫy của Bắc Kinh.

Dù lên tiếng ủng hộ rất nhiệt tình các dự án của Bắc Kinh nhưng chính Thủ tướng Shinzo Abe đã được giới quan sát lật con bài.

Sang kien Vanh dai Trung Quoc: Ke khoc, nguoi tinh don
Dự án lớn nhưng đầy rủi ro nếu không đi kèm điều kiện.

Ông Shinzo Abe ủng hộ sáng kiến “Vành đai- Con đường” Trung Quốc một cách rất nhiệt tình, nói rằng hai bên có thể “dồn sức hợp tác”, không như cái cách và quan điểm của ông lâu nay.

Nhiều chuyên gia cho rằng, đây thực chất chỉ là đòn “tung hỏa mù” của ông Abe. Nếu ủng hộ sáng kiến này, chắc chắn Thủ tướng Nhật sẽ gài thêm vào đây nhiều điều kiện.

Trong khi đó, tận dụng mối quan hệ hợp tác giữa Nga- Trung Quốc- Ấn Độ từ trước đây nhằm tìm cách gây sức ép với Mỹ ở châu Á, Moscow và Bắc Kinh cũng hối thúc New Dehli tham gia dự án xuyên lục địa này.

Tuy nhiên, đường lối hiện nay của Ấn Độ đang hướng tới Mỹ nhiều hơn là những người hàng xóm lớn mạnh như Nga và Trung Quốc.

Lời mời gọi khuyến khích lần này của Nga và Trung Quốc vừa thể hiện thiện chí vừa đưa ra cảnh báo, nếu New Dehli không biết “chọn bạn mà chơi” thì thân cô thế cô ở châu Á là điều mà họ đặc biệt phải chú ý.

Dường như điều này cũng nằm trong dự tính của Ấn Độ và Ngoại trưởng nước này cũng không đả động tới dự án chung trong cả cuộc gặp 3 bên lẫn cuộc gặp song phương với hai nước láng giềng.

Nếu không muốn Trung Quốc ra điều kiện vô lý tới mức có thể dễ dàng viện lý do để bỏ dự án như ở Pakistan, thì việc tìm một con át chủ bài hoặc ra điều kiện với Trung Quốc là điều khó khăn.

RELATED ARTICLES

Tin mới