Sunday, September 15, 2024
Trang chủĐàm luậnVấn đề hạt nhân Triều Tiên đã đi đến “điểm tới hạn”?(Kỳ...

Vấn đề hạt nhân Triều Tiên đã đi đến “điểm tới hạn”?(Kỳ 3)

Cộng đồng quốc tế ngồi chờ thời gian dựa vào các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc để “làm sụp đổ” hoặc “làm kiệt quệ” Triều Tiên, hay là cần phải cho cơ hội cuối cùng mở lại đối thoại song phương hoặc đa phương với Bình Nhưỡng? Tình hình Triều Tiên đang ngày càng khó xác định. 

Giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên: Cộng đồng quốc tế cần phải “cùng gánh vác trách nhiệm” 

Trước khi Donald Trump đến châu Á, các nhân sĩ của Chính phủ Mỹ đã cho biết Mỹ sẽ tiếp tục duy trì các cuộc tiếp xúc ngoại giao với Triều Tiên, cánh cửa đối thoại sẽ không đóng lại. Tuy nhiên, Mỹ suy cho cùng muốn lấy điều kiện gì để khôi phục đối thoại với Triều Tiên, liệu Triều Tiên có thật sự muốn nghĩ đến dùng mục tiêu trong đó có ngừng hạt nhân, đóng băng hạt nhân và từ bỏ hạt nhân để thực hiện tiến trình phi hạt nhân hóa có thể thanh sát, không thể đảo ngược và toàn diện hay không? Hiện nay, các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế đối với Triều Tiên đã làm đình trệ hoàn toàn hoạt động xuất nhập khẩu thương mại của Triều Tiên, cắt đứt sự trao đổi tiền vốn trước mắt giữa Triều Tiên với bên ngoài. Trước sức ép trừng phạt chưa từng có như vậy, Triều Tiên còn có thể chống đỡ được bao lâu? Cộng đồng quốc tế ngồi chờ thời gian dựa vào các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc để “làm sụp đổ” hoặc “làm kiệt quệ” Triều Tiên, hay là cần phải cho cơ hội cuối cùng mở lại đối thoại song phương hoặc đa phương với Bình Nhưỡng? Tình hình Triều Tiên đang ngày càng khó xác định. 

Tuy nhiên, bất luận tình hình hạt nhân Triều Tiên thay đổi như thế nào, ổn định và phồn vinh của Đông Á không nên tiếp tục trở thành con tin trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên, nhiều cuộc thử nghiệm hạt nhân trong lãnh thổ Triều Tiên liệu có thể đảm bảo an ninh hạt nhân, tránh để bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào gây ra tai họa hạt nhân, đây là vấn đề chung đặt trước mắt Chính phủ Mỹ và các nước chủ chốt ở Đông Á. Tăng cường hợp tác quốc tế, tránh đánh giá sai và hiểu nhầm, điều hòa chính sách và phương án ứng phó của các nước, làm cho Chính quyền Kim Jong-un từ bỏ ảo tưởng, sớm chấp nhận đàm phán từ bỏ hạt nhân và ký hiệp ước hòa bình là cách giải quyết lý tưởng phù hợp với lợi ích các bên. Chính quyền Trump đã giảm bớt sự đe dọa quân sự đối với Triều Tiên, ngăn chặn xuất hiện xung đột quân sự mang tính sự cố giữa Mỹ-Triều và Hàn-Triều, tranh thủ các nước Đông Á bằng phương thức hiệp thương nhất trí để phá vỡ cục diện bế tắc hạt nhân Triều Tiên, tái khởi động cơ chế đàm phán 6 bên phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên vẫn là phương án lý tưởng để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên từ nay về sau. 
Các nước như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga… cần phải ngừng tranh luận ai nên “làm nhiều hơn”, thông qua kết nối, hiệp thương và hợp tác, thật sự gánh vác được “tránh nhiệm chung” để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên. “Việc cùng gánh vác trách nhiệm” này cần phải có nội dung ở một số phương diện sau: 

Trước tiên, các bên cần phải xây dựng lại “nhận thức chung quốc tế” để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Nhận thức chung này cần phải kiên trì thứ tự ưu tiên giải quyết bằng ngoại giao và chính trị, trừ phi Triều Tiên chủ động khiêu khích xung đột quân sự, không có một quốc gia nào có thể áp dụng hành động tấn công quân sự trước tiên đối với Triều Tiên; đương nhiên, đối thoại và tiếp xúc với Triều Tiên, điều kiện tiên quyết là không cần phải giảm bớt một cách đơn giản điều kiện đối thoại hoặc làm yếu đi mục tiêu thực hiện phi hạt nhân hóa, nhưng đối thoại và tiếp xúc cần phải được tiến hành bất cứ lúc nào. Trong nhiều án lệ quốc tế, đặc biệt là trong án lệ về vấn đề hạt nhân Iran, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng đối thoại và tiếp xúc có thể tăng thêm hiệu lực của các biện pháp trừng phạt, đồng thời nỗ lực tác động đến nước đối tượng bị áp đặt các biện pháp trừng phạt quốc tế. Trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên hiện nay, đối thoại và tiếp xúc cũng có thể phát huy hiệu ứng tích cực như vậy. 

Thứ hai, “cùng gánh vác trách nhiệm” cần phải các nước đồng thời với việc kiên trì quyết tâm “xóa bỏ hạt nhân”, thảo luận và quy hoạch “lộ trình” cùng giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. “Xây dựng cơ chế hòa bình bán đảo” là phương án đáng phải cân nhắc; các bên không nên hạ thấp một cách đơn giản “ngưỡng” hoặc “điều kiện” đối thoại, việc dỡ bỏ một phần biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên cần phải gắn với tiến trình từ bỏ hạt nhân của Bình Nhưỡng mang tính thực chất. “Lộ trình” này cần phải được quy hoạch hơn một khi bán đảo Triều Tiên xuất hiện khủng hoảng, các nước chủ chốt ở Đông Á suy cho cùng cần phải hợp tác như thế nào, đảm bảo vấn đề hạt nhân Triều Tiên không nên một lần nữa trở thành cạm bẫy chia rẽ địa chính trị ở Đông Á. Cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên trong tình hình đảm bảo “hợp tác ứng phó” của các nước, là điểm then chốt trong thời gian tới để giảm bớt tính khó xác định của cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên. 

Thứ ba, “cùng gánh vác trách nhiệm” cần các nước cùng xây dựng lại cục diện địa chiến lược trên bán đảo Triều Tiên. Việc tiếp xúc và đối thoại với Triều Tiên cần phải được khôi phục, nhưng không nên trở thành cái cớ để vấn đề hạt nhân Triều Tiên kéo dài không giải quyết, thậm chí kéo dài phát sinh biến cố. Cùng với việc khởi động và đi sâu tiến trình giải quyết bằng ngoại giao và chính trị vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Hàn Quốc cần phải hủy bỏ quyết định triển khai THAAD, quy mô và tiến độ tập trận quân sự của quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc đều cần phải giảm bớt và hạ thấp tương ứng. Đảm bảo an ninh của Triều Tiên sau khi từ bỏ hạt nhân và bình thường hóa quan hệ Triều-Mỹ cũng cần phải được thực hiện một cách thực chất.

Thứ tư, giới hạn “cùng gánh vác trách nhiệm” cần phải né tránh việc Mỹ-Nhật-Hàn thực thi phương án ứng phó hạt nhân Triều Tiên trong khuôn khổ đồng minh. Xét về mặt khách quan, không có sự tham gia và giúp đỡ tích cực của Trung Quốc và Nga, khuôn khổ liên minh Mỹ-Nhật-Hàn do Mỹ chủ đạo không thể giải quyết được thách thức hạt nhân Triều Tiên một cách có hiệu quả thực sự và chi phí thấp, càng không thể thông qua việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên để thúc đẩy xây dựng lại trật tự an ninh khu vực Đông Á. Tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên không những cần phải chấm dứt hoàn toàn tàn dư Chiến tranh Lạnh trên bán đảo Triều Tiên, mà còn cần phải thông qua hợp tác mang tính xây dựng giữa Trung Quốc và Mỹ để trải đường cho việc cải thiện môi trường địa chính trị ở Bắc Á, thiết lập cơ chế hợp tác an ninh đa phương ở Đông Á. 
Vấn đề hạt nhân Triều Tiên rốt cuộc có lối thoát hay không, trước tiên được quyết định bởi nhận thức chung và hợp tác của các nước lớn trong khu vực Đông Á liệu có thể thật sự tìm được lối thoát hay không.

RELATED ARTICLES

Tin mới