Wednesday, September 11, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ chỉ trích Chiến lược an ninh mới của Mỹ có ‘tư...

TQ chỉ trích Chiến lược an ninh mới của Mỹ có ‘tư tưởng Chiến tranh Lạnh’

Các nhà phân tích cho rằng Chiến lược An ninh Quốc gia mới thể hiện sự thay đổi về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, trong đó Bắc Kinh được coi là đối thủ cạnh tranh và đối kháng, theo CNN.

Sau chuyến thăm thành công của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tới Bắc Kinh hồi đầu năm nay, mối quan hệ giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dường như luôn ở mức cao, khi cả hai người đều ca ngợi thành tựu của nhau, và ông Trump nói ông không đổ lỗi cho Trung Quốc vì “lợi dụng” chính quyền Mỹ trước đây.

Tuy nhiên, hy vọng của Trung Quốc có thể tạo ra sự thay đổi quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước, đã bị tan vỡ vào thứ Hai (18/12) khi ông Trump công bố Chiến lược An Ninh Quốc gia mới (NSS), liệt Trung Quốc là “cường quốc cạnh tranh”, nhằm “thách thức ảnh hưởng, giá trị và sự giàu có của Mỹ”.

Phác ra những nét chính của NSS, một tài liệu mới thậm chí còn đi xa hơn nữa, trong đó mô tả cả Trung Quốc và Nga là “các cường quốc xét lại”, những nước muốn “hình thành một thế giới đối nghịch với các giá trị và lợi ích của Mỹ”.

Ông Trương Bạc Hối (Zhang Baohui), giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Lingnan ở Hồng Kông, cho rằng tài liệu này cho thấy mối quan hệ hợp tác giữa ông Trump và ông Tập, mà Bắc Kinh đã cố gắng nuôi dưỡng, “đã chết yểu”.

“Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều cho ngoại giao, để bảo đảm mối quan hệ này. Hai nhà lãnh đạo tỏ ra rất hợp nhau khi ông Trump đến thăm Bắc Kinh”, ông Trương nói.

Phát biểu hôm thứ Ba (19/12) trước giới báo chí, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) kêu gọi Mỹ “từ bỏ tư tưởng Chiến tranh Lạnh và khái niệm trò chơi ‘kẻ thắng, người thua’”, và cảnh báo nếu không làm như vậy Mỹ “sẽ chỉ làm hại chính mình và những kẻ khác”.

Bà Hoa nhấn mạnh: “Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và quyền được phát triển. Sẽ không ai có thể ảo tưởng rằng Trung Quốc sẽ nuốt trái đắng mà làm tổn hại đến lợi ích của chính chúng tôi”.

Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và quyền được phát triển”. (Ảnh: Getty)

Trong khi ở thủ đô của Trung Quốc, ông Trump khen gợi ông Tập,và được đón tiếp với nghi lễ đặc biệt dành cho “chuyến thăm cấp nhà nước”, một cụm từ chưa lần nào được sử dụng từ năm 1949, trong đó ông Trump có tham dự một bữa tiệc tối ở Tử Cấm Thành.

Mặc dù những thành công cụ thể của cả hai bên là rất ít, chuyến thăm của ông Trump đã góp phần làm nên thành công cho ông Tập, người đã củng cố quyền lực mình trong Đảng cộng sản Trung Quốc và Nhà nước, và có được ảnh hưởng toàn cầu tăng lên đáng kể, kể từ cuộc bầu cử của ông Trump.

Chuyến thăm đến Bắc Kinh cũng giúp ông Trump đạt được một số thành công ngắn hạn, với một loạt các hợp đồng và thỏa thuận thương mại và đầu tư, cũng như những tin tức báo chí quốc tế tích cực.

Phần lớn mối quan hệ giữa ông Trump và ông Tập, đã dựa vào những nỗ lực của Trung Quốc, được ông Trump gây áp lực, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên.

Tuy nhiên, bất chấp lời hứa của cả hai bên rằng tiến triển đã đang được thực hiện, Triều Tiên vẫn chưa cho thấy bất kỳ dấu hiệu nhún nhường nào trước áp lực của Trung Quốc (hoặc Mỹ). Triều Tiên đã tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) tân tiến nhất của họ vào cuối tháng 11/2017.

Mỹ và Trung Quốc trong ‘quá trình diễn biến xung đột’

Sự thất bại trong việc đưa Bắc Kinh vào ‘cuộc chơi’ với Triều Tiên là tương tự như cách mà Mỹ đã thất bại trong việc khiến Trung Quốc ủng hộ những thể chế và qui định quốc tế, đặc biệt là về chính sách thương mại và sở hữu trí tuệ, nơi vẫn còn những khoảng cách đáng kể, làm các công ty Mỹ thất vọng rất nhiều.

 Trong một cuộc trao đổi hôm thứ Hai (18/12), ông Richard Haass, chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho rằng đó luôn là một vấn đề quan trọng đối với các chính quyền khác nhau ở Washington.

Ông Haass nói: “(NSS) dường như phủ nhận ý tưởng rằng chúng ta có thể đưa Trung Quốc hoặc Nga vào một hệ thống quốc tế, dựa trên các quy tắc ít nhiều theo ý thích của chúng ta. Vì vậy, nó dường như cho thấy tương lai là một sự cân bằng quyền lực, xích mích v.v..”.

Cho rằng NSS là sự quay trở lại ‘tiêu chuẩn Mỹ’ áp dụng cho chính sách Mỹ – Trung, sau khi ông Trump dường như cân nhắc áp dụng cách tiếp cận cô lập nhiều hơn, phù hợp với tuyên bố trong chiến dịch tranh cử “Nước Mỹ trên hết” của mình, ông Trương Bạc Hối nhận định: “Bây giờ chính sách đối ngoại của ông ấy cho thấy sự quay trở về nước Mỹ của năm 1945, khi luôn muốn duy trì ưu thế, và coi những cường quốc khác là đối thủ”.

Ông Trương cho rằng Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ “cho thấy hai nước đang trong một quá trình diến biến xung đột lâu dài”.

RELATED ARTICLES

Tin mới