Sunday, September 15, 2024
Trang chủĐàm luậnĐâu là điểm yếu trong sự phát triển kinh tế của TQ...

Đâu là điểm yếu trong sự phát triển kinh tế của TQ hiện nay?

Điểm yếu thật sự trong quá trình phát triển kinh tế không phải nằm ở các ngành nghề và kỹ thuật, mà do dịch vụ công và quản lý công không hiệu quả, là tiến trình đô thị hóa chưa hoàn chỉnh. Muốn sửa chữa khuyết điểm cần phải từng bước thúc đẩy sự chuyển đổi mô hình chức năng chính phủ “từ phát triển đến dịch vụ”

Trung Quốc không diễn ra quá trình phi công nghiệp hóa quá sớm 

Dựa vào các số liệu trên nhiều phương diện như thu nhập, định mức giá trị gia tăng và định mức việc làm… cho thấy kinh tế Trung Quốc năm 2010 đã trải qua thời kỳ đỉnh cao công nghiệp hóa. Quỹ đạo thay đổi giá trị gia tăng và giá trị bình quân của ngành nghề thứ nhất (ngành nông nghiệp), ngành nghề thứ hai (ngành công nghiệp, xây dựng), ngành nghề thứ ba (ngành dịch vụ) của Trung Quốc thống nhất cao độ với các nước có thu nhập cao ở giai đoạn phát triển tương tự. Các hoạt động kinh tế của Trung Quốc từ chuyển đổi mô hình sản xuất đến dịch vụ đều rất tiêu chuẩn. 

Liệu Trung Quốc có trở thành nước có thu nhập cao hay không? Trên thế giới chưa có nền kinh tế nào trải qua công nghiệp hóa tuần tự từng bước tương đối thành công và cũng không trở thành nước có thu nhập cao sau khi bắt đầu chuyển đổi mô hình từ sản xuất sang dịch vụ. Cái gọi là nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình chính là do quá trình công nghiệp hóa chưa đạt đến độ cao đã bắt đầu xóa bỏ công nghiệp hóa. Ở Trung Quốc không diễn ra quá trình phi công nghiệp hóa quá sớm. 
Ngành dịch vụ theo loại hình sử dụng nhiều vốn, nhân lực của Trung Quốc tăng trưởng nhanh 

Kinh nghiệm của các nền kinh tế có thu nhập cao cho thấy không phải tất cả các ngành dịch vụ đều xuất hiện tăng trưởng nhanh hơn sau thời kỳ đỉnh cao công nghiệp hóa, chỉ có ngành dịch vụ theo loại hình sử dụng nhiều nguồn vốn, nhân lực mới có thể tăng trưởng nhanh hơn, rất ít ngành dịch vụ sử dụng nhiều nguồn vốn, nhân lực tăng trưởng bằng với GDP hoặc kém với tăng trưởng GDP.

Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ theo loại hình sử dụng nhiều nguồn vốn, nhân lực của Trung Quốc sau thời kỳ đỉnh cao công nghiệp hóa đã nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP. Trong giai đoạn 2011-2016, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng của ngành dịch vụ nhanh nhất lần lượt là các ngành nghiên cứu khoa học, dịch vụ kỹ thuật và khảo sát thực địa, ngành bảo hiểm xã hội, y tế và phúc lợi xã hội, ngành dịch vụ thương mại và cho thuê, ngành thủy lợi, môi trường và quản lý công trình công cộng, ngành tài chính, ngành truyền tải thông tin, dịch vụ máy tính và phần mềm, giáo dục, tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành nghề nói trên đều vượt quá 15%. Tiếp theo là ngành bất động sản, văn hóa, giáo dục và giải trí, ngành bán buôn và bán lẻ, ngành dịch vụ công và các ngành dịch vụ khác có tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10,4% tốc độ tăng trưởng GDP trên danh nghĩa. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành giao thông vận tải, kho bãi và bưu chính, quản lý công và tổ chức xã hội, nhà ở và ăn uống đều thấp dưới 10,4% tốc độ tăng trưởng GDP trên danh nghĩa danh nghĩa. 

Biểu hiện khác biệt giữa các ngành nghề cho thấy ngành nghề sử dụng nhiều nguồn vốn nhân lực/kỹ thuật sau thời kỳ đỉnh cao công nghiệp hóa lại tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP, ngành nghề theo loại hình sử dụng nhiều sức lao động lại hơi cao hoặc thấp hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng GDP, điều này giống với kinh nghiệm của các nước có thu nhập cao trong giai đoạn phát triển tương tự. 

Việc nâng cấp ngành nghề vẫn đang tiến triển nhanh 

Không có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được tình hình nâng cấp ngành sản xuất. Phán đoán tổng hợp quan sát từ nhiều khía cạnh như nghiên cứu phát triển đầu tư và bằng sáng chế, quá trình sản xuất, ngành nghề và sản phẩm… thì tình hình nâng cấp ngành nghề của Trung Quốc diễn ra thuận lợi. 

 Khâu đầu tư: Việc nâng cấp ngành nghề cần nhà nước hoặc các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn về mặt nghiên cứu và phát triển. Tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu phát triển của Trung Quốc năm 1991 chiếm 0,7% GDP. Mức độ đầu tư cho nghiên cứu phát triển của Trung Quốc năm 2010 vượt trên con số trung bình của các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), đến năm 2012 lại vượt trên giá trị bình quân của các nước thuộc OECD (1,88%). 

Khâu sản xuất: Việc nâng cao tỷ lệ các sản phẩm đầu tư trung gian trong sản phẩm đầu ra là tiêu chí quan trọng của chuyên môn hóa phân công và nâng cao năng suất lao động. Tỷ lệ đầu tư các sản phẩm trung gian trong sản phẩm đầu ra của ngành công nghiệp Trung Quốc đang tiếp tục được nâng lên. Dựa vào bảng đầu vào-đầu ra có thể tính được tỷ lệ sản phẩm đầu tư trung gian của các chi nhánh chiếm trong sản phẩm ngành đó. Tỷ lệ đầu tư các sản phẩm trung gian của ngành nghề thứ hai (ngành công nghiệp+kiến trúc) trong sản xuất đã tăng từ 70,7% năm 1995 lên 78,2% năm 2014. Tỷ lệ đầu tư các sản phẩm trung gian trong sản xuất của các ngành nhỏ lẻ đều được nâng lên với mức độ khác nhau. Cho dù là sau thời kỳ đỉnh cao công nghiệp hóa, tiến trình nâng cao tỷ lệ đầu tư các sản phẩm trung gian của ngành công nghiệp cũng chưa vì vậy mà gián đoạn, thì sự chuyên môn hóa nhỏ lẻ của ngành công nghiệp vẫn đang tiếp tục diễn ra.

Khâu sản phẩm: lấy mức độ phức tạp trong xuất khẩu để so sánh, mức độ thu nhập tương ứng xuất khẩu năm 2000 của Trung Quốc là 14.643 USD, mức độ thu nhập tương ứng xuất khẩu năm 2014 là 24.014 USD. Sau thời kỳ đỉnh cao công nghiệp hóa, mức độ phức tạp trong các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng lên. Dựa vào nghiên cứu về chuỗi sản xuất và tỷ lệ giá trị gia tăng xuất khẩu cho thấy tỷ lệ giá trị gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc liên tục tăng lên. Việc nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng xuất khẩu chủ yếu xuất phát từ hiệu ứng trong ngành, chứ không phải hiệu ứng giữa các ngành. Các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc chú trọng hơn đến việc thay thế các sản phẩm trung gian nhập khẩu, chứ không phải là các sản phẩm xuất khẩu mới. 

Tiêu dùng, đầu tư và tái cân bằng xuất khẩu 

Từ kinh nghiệm của các nền kinh tế có thu nhập cao trong giai đoạn phát triển tương tự cho thấy từ thời kỳ đầu công nghiệp hóa đến thời kỳ đỉnh cao công nghiệp hóa, tỷ lệ tiêu dùng liên tục sụt giảm, tỷ lệ đầu tư tài sản cố định liên tục tăng lên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng lên (xuất phát từ mở rộng thị phần xuất khẩu); sau thời kỳ đỉnh cao công nghiệp hóa, tỷ lệ tiêu dùng bắt đầu tăng liên tục, tỷ lệ đầu tư tài sản cố định sụt giảm, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại (thị phần xuất khẩu ngừng tăng lên thậm chí sụt giảm). 

Những gì Trung Quốc trải qua giống như kinh nghiệm của các nền kinh tế có thu nhập cao trong giai đoạn phát triển tương tự. Tiêu dùng/GDP của Trung Quốc giảm từ 61% thời kỳ đầu cải cách mở cửa xuống còn 48,5% thời kỳ đỉnh cao công nghiệp hóa năm 2010, sau đó bắt đầu tiếp tục tăng trở lại, năm 2016 tăng lên đến 53,6%. Tỷ lệ hình thành vốn cố định đầu những năm 1980 là 30%, sau đó không ngừng tăng lên, năm 2010 đạt đến mức đỉnh cao 45%, rồi ngừng tăng bắt đầu hạ thấp dần, hiện nay vẫn dừng ở mức tương đối cao. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, hơn một nửa là do thị phần xuất khẩu sụt giảm. Thị phần xuất khẩu của các nước có thu nhập cao tăng trưởng theo thu nhập bình quân đầu người chủ yếu thể hiện rõ quỹ đạo thay đổi theo kiểu “bướu lạc đà”. Thị phần xuất khẩu hiện nay của Trung Quốc tăng chậm về cơ bản thích hợp với nền kinh tế có thu nhập cao, là biểu hiện chung của giai đoạn phát triển này.

Điểm yếu thật sự là dịch vụ công của chính phủ và ngành dịch vụ bị kiểm soát quá mức 

Sự khác biệt chủ yếu trong giai đoạn phát triển tương tự của Trung Quốc với các nước có thu nhập cao biểu hiện qua một số phương diện dưới đây: 1. Từ góc độ ngành nghề cho thấy tỷ lệ việc làm trong ngành nông nghiệp của Trung Quốc khá cao, việc làm trong ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ khá thấp; 2. Tỷ lệ dịch vụ chính phủ và dịch vụ khu vực, xã hội và tư nhân khá thấp, tỷ lệ dịch vụ tài chính, bảo hiểm, bất động sản và thương mại khá cao; 3. Tỷ lệ tiêu dùng cá nhân theo quy chuẩn chính thức quá thấp, tỷ lệ đầu tư quá cao, đặc biệt là đầu tư vào việc xây lắp quá cao. 

Một chỉ tiêu khác liên quan mật thiết với tỷ lệ việc làm trong ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ khá thấp là tỷ lệ đô thị hóa. Tỷ lệ đô thị hóa theo thống kê dân số thường trú chính thức của Trung Quốc tính đến năm 2016 là 57,4%. Trái ngược với điều này, tỷ lệ đô thị hóa của các nước có thu nhập cao sau thời kỳ đỉnh cao công nghiệp hóa đều đã đạt trên 70%. Tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc sau thời kỳ đỉnh cao công nghiệp hóa vẫn đang tiếp tục tăng lên, mặc dù tỷ lệ đô thị hóa như vậy vẫn thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế có thu nhập cao trong giai đoạn phát triển tương tự. Tỷ lệ đô thị hóa thấp đã hình thành sự đối ứng với tỷ lệ việc làm của ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ khá thấp. Tỷ lệ dịch vụ chính phủ thấp cũng có liên quan đến tỷ lệ đô thị hóa thấp. Nói một cách so sánh, thành thị sẽ cung cấp dịch vụ chính phủ nhiều hơn so với nông thôn, tỷ lệ đô thị hóa thấp đã hình thành đối ứng với tỷ lệ dịch vụ chính phủ thấp.

Đằng sau khoảng cách là sự xác định chức năng “coi trọng phát triển, coi nhẹ dịch vụ” của chính phủ và các biện pháp cải cách liên quan không thích hợp. Từ xưa đến nay, chính sách, quyết sách công của chính quyền các cấp và đầu tư nguồn lực công coi trọng hơn đến tăng trưởng GDP và thu nhập từ thuế ở địa phương, điều này có liên quan chặt chẽ đến “thành tích chính trị” của quan chức địa phương. Dưới sự dẫn dắt của cơ chế khuyến khích này, chính phủ coi trọng hơn các dự án xây dựng, phần này đã giải thích lý do tại sao tỷ lệ đầu tư quá cao và đầu tư vào loại hình xây lắp của Trung Quốc cũng cao. 

Chính phủ thiếu cơ chế khuyến khích cần thiết khi cung cấp dịch vụ công và quản lý công, cung cấp dịch vụ công và quản lý công phần nhiều được chính phủ coi là chỉ có đầu tư mới có trách nhiệm hồi đáp. Nguyện vọng và sự đầu tư của chính phủ trên phương diện cải thiện dịch vụ công và quản lý công chưa đủ mạnh. Một số dịch vụ có thể cung cấp dựa vào thị trường, chẳng hạn như rất nhiều dịch vụ y tế, giáo dục bị ràng buộc bởi chính sách quản lý nên không thể phát triển đầy đủ. Sự thiếu chu đáo của thành phố trên phương diện cung cấp dịch vụ công và bảo hiểm xã hội, cộng thêm việc cải cách chính sách như đất đai, hộ tịch không phù hợp khiến cho thành phố đối với nhiều người dân nông thôn chỉ là một nơi làm việc tạm thời, chứ không thể ổn định cuộc sống lâu dài. Điều này đã giải thích lý do tại sao tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc khá thấp, người làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ khá thấp, tỷ lệ dịch vụ chính phủ và dịch vụ khu vực, xã hội và tư nhân quá thấp. 

Cần phải từng bước thúc đẩy cải cách chức năng của chính phủ “từ phát triển đến dịch vụ”. Cùng với mức thu nhập được nâng cao và sự chuyển đổi mô hình cơ cấu kinh tế của Trung Quốc, chức năng của chính phủ cần phải được điều chỉnh để tiến cùng thời đại, từng bước chuyển hướng trọng tâm công tác từ xây dựng dự án sang dịch vụ công và quản lý công. Thực hiện cải cách chức năng chính phủ “từ phát triển đến dịch vụ” không tách rời sự tham gia rộng rãi của các giới trong xã hội. Chỉ khi thực hiện hiệu quả và trách nhiệm giải trình của các giới trong xã hội đối với dịch vụ công và quản lý công thì mới có đầy đủ cơ chế khuyến khích cải thiện dịch vụ công và quản lý công. Chỉ khi tiếp thu rộng rãi, đầy đủ thông tin của người dân, được các chuyên gia luận chứng khoa học thì mới có đầy đủ sự đảm bảo thông tin và kỹ thuật để cải thiện dịch vụ công và quản lý công.

RELATED ARTICLES

Tin mới