Tuesday, March 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBa Lan rời khỏi EU đáng sợ hơn Anh từ bỏ EU?

Ba Lan rời khỏi EU đáng sợ hơn Anh từ bỏ EU?

Nếu Ba Lan chọn rời EU thì hậu quả sẽ khôn lường, Ba Lan ra đi là thể hiện sự không thể hoà hợp giữa EU truyền thống và EU mở rộng…

Ba Lan có thể rời khỏi EU và nỗi lo Poexit

Ngày 21/12, báo Rzeczpospolita của Ba Lan đã bình luận rằng, Liên minh Châu Âu (EU) đang lo sợ “Poexit” – Ba Lan rời khỏi EU – sau quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng biện pháp trừng phạt đối với tiến trình cải cách tư pháp của Ba Lan.

Theo tờ báo thân chính phủ cực hữu đương quyền tại Warsaw, Brussels đã nhìn nhận cuộc cải cách cho phép chính phủ của PiS “can thiệp đáng kể” vào hệ thống tư pháp tại Ba Lan, điều đó gây nguy hiểm cho các giá trị cơ bản của EU.

Rzeczpospolita cho rằng khi EC quyết định trừng phạt Ba Lan đó được xem là một trận đánh lớn giữa Brussels và Warsaw, mà sẽ kết thúc bằng thảm hoạ cho Ba Lan, từ đó tạo ra một cơn lốc gây hậu quả xấu cho thành viên “EU Đông Âu” này.

Tuy nhiên, lực lượng chính trị đương quyền tại Ba Lan không cho thấy có sự nhượng bộ nào đối với EC. Theo Rzeczpospolita thì nền chính trị Ba Lan hiện nay như một chiếc xe hơi phóng với tốc độ cao và đã tới đích một cách ngoạn mục.

Điều đó thể hiện rõ qua việc Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ký ban hành đạo luật cải cách tư pháp và nhận định rằng EU đang quyết làm giảm tính độc lập của chính quyền Ba Lan trong điều hành và quản lý đất nước.

Thực tế đó, khiến cho EU có thể phải “kích hoạt Điều 7 Hiệp ước Lisbon đối với Warsaw và đó là tảng đá lớn đầu tiên được ném về Ba Lan, bắt đầu cho một quá trình gây thảm hoạ” với Warsaw, Rzeczpospolita binh luận.

Cũng nên biết rằng, Điều 7 Hiệp ước Lisbon cho phép Liên minh Châu Âu hủy bỏ quyền bỏ phiếu của thành viên khi thực thể đó bị nhận diện gây tổn hại cho các trụ cột của liên minh. Đây là một biện pháp trừng phạt chưa từng được EU áp dụng.

Luật sư Thomas Giegerich đặt giả thiết : “Phải chi Ba Lan chưa phải là thành viên EU thì vấn đề sẽ trở nên dễ chịu biết mấy, song hiện nay thì đó là việc đã rồi”. Truyền thông Châu Âu – nhất là trong EU – đã dành nhiều sự chú ý về xung đột Ba Lan-EU.

Báo Sueddeutsche Zeitung của Đức nhận định : “Sau Brexit, EU có thể sớm trải qua thảm kịch lớn tiếp theo khi người Ba Lan quyết định theo chân người Anh – một Poexit có thể xảy ra và hậu quả cuối cùng sẽ rất thảm khốc”.

Tờ Die Welt thì xem quyết định của EC là lựa chọn nguy hiểm. “Chưa bao giờ vũ khí mạnh nhất trong hiệp định của EU được kích hoạt. Nếu điều này xảy ra sẽ khiến EU đau đớn vô cùng, bởi nó chứng minh định chế này không có khả năng tự vệ”.

Ba Lan roi khoi EU dang so hon Anh tu bo EU?
EU mất khả năng tự vệ nếu kích hoạt Điều 7 Hiệp ước Lisbon với Ba Lan

Báo Le Figaro thì cho rằng Brussels đang sử dụng pháo hạng nặng để tấn công Ba Lan. Mặc dù giới chức Warsaw cho biết họ đã sẵn sàng đàm phán với Brussels, nhưng thực tế cho thấy họ không hề nhúc nhích.

Tờ báo của Pháp nhận định EU có thể sẽ cố gắng phá vỡ sự bế tắc về Điều 7 Hiệp ước Lisbon bằng cách liên kết cơ cấu – cơ chế nội bộ, buộc Ba Lan phải tôn trọng các giá trị của EU.

Còn báo El Pais của Tây Ban Nha thì nhìn nhận :”Brussels bắt đầu một cuộc chiến tranh với Ba Lan bằng cuộc tấn công vào luật pháp. Ủy ban châu Âu lần đầu tiên nhấn nút hạt nhân của EU để chống lại Warsaw”.

Truyền thông nước Anh dù tỏ ra trung lập đối với cuộc chiến EU-Ba Lan, song lại nhìn nhận nếu xảy ra hậu quả thì EU phải trả giá nặng nề và tác hại của Poexit nguy hiểm gấp nhiều lần Brexit.  

Nếu Poexit xảy ra, EU không thể tránh khỏi tình trạng phân rã

Sau khi Brexit diễn ra, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Frankfurter Allgemeine của Đức hồi tháng 9/2016, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) khi đó là ông Martin Schulz đã thừa nhận rằng EU đang lâm nguy.

“Khi tôi được bầu vào Nghị viện châu Âu 22 năm trước, không bao giờ tôi có thể tưởng tượng ra được EU lại lâm vào tình trạng như hiện nay. EU đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Nếu chúng ta không cẩn thận, nó sẽ vỡ ra từng mảnh”.

Song cho đến nay hiệu ứng bất lợi từ Brexit đã không khiến cho EU phải gánh hậu quả quá nặng nề. Điều đó phần lớn là nhờ vào sai lầm của Thủ tướng Anh Theresa May trong nước cờ bầu cử sớm, khiến cho London trở nên mất thế trước Brussels.

Hiệu ứng tích cực từ việc Brussels “chuyển bại thành thắng” trước London thời hậu Brexit giúp cho EU đã hoá giải được phần nào nguy cơ phân rã, vốn đã đạt đến độ sâu sắc – và là nguyên nhân chinh của Brexit.

Ba Lan roi khoi EU dang so hon Anh tu bo EU?
Poexit nguy hiểm với EU gấp nhiều lần Brexit

Tuy nhiên, theo giới phân tích, nếu Ba Lan phải chọn rời hoặc phải rời EU thì hậu quả mà liên minh kinh tế hùng mạnh này phải gánh chịu là vô cùng lớn. Bởi sự mâu thuẫn giữa Warsaw và Brussels đang tạo ra vết nứt nguy hiểm ngay trong lòng EU.

Khi Warsaw chọn chia ly thì khe nứt đông – tây sẽ được mở rộng và khoét sâu, sự lệch pha giữa EU truyền thống và EU mở rộng sẽ nhanh chóng gia tăng độ vênh – phá vỡ thị trường chung, vốn là lợi ích lớn nhất của các thành viên “EU Đông Âu”.

Trong khi đó Ba Lan là quốc gia có tiếng nói lớn nhất trong số các thành viên “EU Đông Âu”, là nơi giao thoa giữa EU truyền thống và EU mở rộng, là nơi thể hiện rõ nhất giá trị truyền thống của EU được đồng hoá trong quá trình “Đông tiến”.

Và những dư chấn từ xung đột EU-Ba Lan đã chính thức gây hiệu ứng bất lợi cho Liên minh Châu Âu, khi Hungary ra tuyên bố sẽ phủ quyết mọi hành động của EU nhằm tước quyền bỏ phiếu của Ba Lan.

“Hungary kêu gọi chống lại hành động của EC đối với Ba Lan. Hungary từ chối ủng hộ việc EU sử dụng các công cụ pháp lý để gây áp lực về chính trị với Ba Lan”, BBC tường thuật tuyên bố của chính phủ Hungary.

Trong khi đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo giới, chính cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa đã thốt lên: “Giới cầm quyền bảo thủ tại Ba Lan đang đẩy lùi tiến trình dân chủ mà Ba Lan đạt được trong hơn 1/4 thế kỷ qua”, theo Reuters.

Sau khi kiểm soát truyền thông công lập gây tác động xấu đến các trụ cột của EU, việc chính phủ Ba Lan thực hiện cải cách tư pháp làm mất tính độc lập của tòa án, trao quyền kiểm soát tư pháp cho đảng cầm quyền là thách thức cực lớn với EU.

Quá trình Đông tiến luôn là dao hai lưỡi với EU

Hành động của Warsaw đã đưa Brussels vào thế hiểm. Không trừng phạt Ba Lan thì nội bộ EU sẽ gia tăng mâu thuẫn, nếu trừng phạt Ba Lan thì khe nứt đông – tây sẽ bị khoét sâu và mở rộng, đẩy nhanh tiến trình phân rã đối với liên minh kinh tế này.

Có thể thấy rằng, việc nước Anh chọn rời khỏi EU đã khiến cho định chế này đối mặt với nhiều bất ổn, song mọi việc vẫn chỉ dừng lại ở chỗ một thành viên không muốn bị nhạt nhoà trong cơ chế liên minh nên quyết định tách ra để được độc lập.

Tuy nhiên, nếu Ba Lan chọn rời khỏi EU thì hậu quả sẽ khôn lường, nó có thể kích hoạt sự tan rã nhanh chóng của liên minh kinh tế hùng mạnh này. Bởi sự ra đi của Ba Lan là thể hiện sự không thể hoà hợp giữa EU truyền thống và EU bị đồng hoá trong “quá trình Đông tiến” của EU.

RELATED ARTICLES

Tin mới