Friday, April 19, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnChâu Âu của ông Donald Trump đang hướng về châu Á

Châu Âu của ông Donald Trump đang hướng về châu Á

Anh ngỏ ý tham gia TPP, Pháp tăng cường quan hệ kinh tế sang Trung Quốc, châu Á đang trở thành điểm nóng kinh tế đầy tiềm năng.

Theo Guardian, Chính phủ Anh dường như đang xem xét để trở thành thành viên TPP sau khi rời khỏi EU vào tháng 3/2019 và đã bắt đầu các cuộc nhóm họp không chính thức với một số nước thành viên.

Nếu thành công, Anh sẽ là quốc gia đầu tiên của Hiệp định này mà không có bờ biển giáp Thái Bình Dương hay Biển Đông.

Bộ Thương mại Quốc tế Anh là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển các đề xuất nhằm gia nhập nhóm này.

Sau khi thành viên lớn nhất là Mỹ rút khỏi thỏa thuận vào năm ngoái, 11 quốc gia còn lại đồng thuận tái khởi động lại quy trình đàm phán với tên gọi mới Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP – tên gọi mới của TPP).

Tờ Guardian trích lời một phát ngôn viên của Bộ Thương mại Quốc tế cho biết Anh đã thành lập 14 nhóm thương mại trên 21 quốc gia nhằm tìm kiếm phương án tối ưu nhất để thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư trên toàn thế giới.

Quá trình gia nhập và khả năng gia nhập của Anh còn phải phụ thuộc vào thời điểm mà London hoàn tất quá trình rời khỏi EU cũng như việc 11 nước tham gia TPP phải hoàn tất việc sửa đổi hiệp định mới mà không có mặt của Mỹ.

Các thảo luận về việc gia nhập TPP này của Anh diễn ra trong bối cảnh ông Liam Fox –  quan chức Bộ Thương mại Anh có chuyến thăm Trung Quốc 3 ngày nhằm thu hút doanh nghiệp tại đây.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Anh Greg Hands cho biết không có rào cản địa lý nào ngăn cản Anh gia nhập TPP.

“Không có cản trở địa lý nào với những quan hệ đa quốc gia như thế này” – ông Hands nói với Financial Times.

Chau Au cua ong Donald Trump dang huong ve chau A
Quan chức Bộ Thương mại Anh Liam Fox đặt niềm tin hợp tác với Trung Quốc và TPP.

Hiện tại, quan hệ thương mại của Anh với các nước thuộc TPP tương đối nhỏ so với giao thương với Mỹ và EU.

11 nước còn lại của TPP chỉ chiếm chưa tới 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Anh trong năm 2016.

Theo số liệu tổng hợp của Observatory of Economic Complexity, Nhật Bản, nền kinh tế lớn nhất của TPP, chỉ chiếm 1,6% hàng hóa xuất khẩu của Anh trong 2016.

Trong khi đó, chỉ riêng đối tác châu Âu là Đức đã chiếm 11%.

Tương tự với xuất khẩu dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác của Anh. Trong nửa đầu năm ngoái, Anh xuất khẩu gần 1,7 tỷ bảng giá trị dịch vụ sang Nhật, khoảng 1/10 giá trị ngành dịch vụ xuất khẩu của Anh sang Mỹ, đạt 16,6 tỷ bảng Anh.

Thực tế, tham gia Hiệp định TPP sẽ thuận lợi hơn so với việc đàm phán với từng nước thành viên trong TPP, nhưng Bộ thương mại của Anh vẫn có thể sẽ theo đuổi các hiệp định song phương.

TPP cắt giảm thuế quan đối với hàng loạt hàng hoá, bao gồm cả hàng nông sản và dịch vụ. Nó được thiết kế để tăng cường ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á, nhưng cả ông Trump và bà Hillary Clinton đã chỉ trích thỏa thuận  này và về tác động tiềm ẩn của nó đối với việc làm của công nhân tại Mỹ.

Hiện, nội các Anh vẫn chưa thảo luận về khả năng nước này trở thành thành viên tiềm năng của TPP mà tiến hành nó song song với công tác chuẩn bị cuộc đàm phán với EU về các thỏa thuận kinh tế hậu “ly hôn” – Brexit.

Dẫu bước đi chỉ mang tính chất mở rộng để tìm kiếm các thị trường mới và thu hút đầu tư ở mức cao nhất có thể vào Vương quốc Anh nhưng cũng thể hiện phần nào sự xoay chiều quan điểm kinh tế của London khi rời thị trường ở Đại Tây Dương.

Chau Au cua ong Donald Trump dang huong ve chau A
Pháp cũng chọn Trung Quốc hướng tới tình hình kinh tế khởi sắc để phát triển kinh tế thời Brexit và “American First”.

Đây cũng đang là xu hướng mà Pháp lựa chọn nhằm cân bằng lại các mối quan hệ kinh tế lâu nay phụ thuộc vào Mỹ và tập trung vào thị trường chung ở châu Âu.

Tờ Wall Street Journal thông tin, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã bày tỏ quan ngại về các biện pháp mà Mỹ tiến hành cấm vận chống lại Nga, thay vào đó còn thúc đẩy các đối tác châu Âu làm điều tương tự. Điều này khiến cán cân trong đầu tư thương mại của Pháp bị chênh lệch.

Bộ trưởng Bruno Le Maire tuyên bố, Paris đang coi Trung Quốc và Nga như là đối trọng đối với các quan hệ thương mại không bền vững giữa Pháp với Mỹ và Anh.

Bộ trưởng Maire tuyên bố, Pháp dự định sẽ từ bỏ thế giới mà ở đó vai trò thống trị thuộc về các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, và bắt đầu tìm kiếm cách tiếp cận cân bằng hơn như ở châu Á với Trung Quốc thông qua người bạn hàng lâu năm là Nga làm xương sống giao thương.

Hướng thị trường vào châu Á với một khu vực có ít biến động và rủi ro về chính trị hơn như ở Đông Nam Thái Bình Dương sẽ là các lựa chọn hợp lý nếu muốn quay lưng đi ngược phía Mỹ và châu Âu.

RELATED ARTICLES

Tin mới