Thursday, March 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNgay đầu năm mới, Trung Quốc nhận tin sốc từ láng giềng...

Ngay đầu năm mới, Trung Quốc nhận tin sốc từ láng giềng đáng gờm

Ấn Độ đã bắt đầu năm mới bằng thông báo về hai hợp đồng quân sự “khủng” ký với hai cường quốc vũ khí hàng đầu thế giới là Nga và Israel. Thông tin trên chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc không tránh khỏi cảm giác lo ngại, bởi giữa hai nước láng giềng cũng là kỳ phùng địch thủ này có sự đối đầu, cạnh tranh gay gắt.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Raksha Mantri trong cuộc họp báo diễn ra ngày 2/1 đã thông báo về các hợp đồng vũ khí mới nhất của họ. Trong tuyên bố được phát đi, Bộ trưởng Mantri cho biết, Ấn Độ sẽ mua 240 siêu bom dẫn đường chính xác từ tập đoàn xuất khẩu vũ khí của Nga – Rosoboronexport với hợp đồng có giá trị lên tới 197 triệu USD. Những quả bom nói trên sẽ được đưa vào kho vũ khí của Lực lượng Không quân Ấn Độ.

Dẫn các nguồn tin từ Không lực Ấn Độ, tờ Economic Times cho biết, “vũ khí dẫn đường chính xác được gọi là KAB-1500 là một loại bom được dẫn đường bằng laser. Đây là loại bom phục vụ cho các chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MKI của Không quân Ấn Độ. Loại siêu bom này được thiết kế để phá hủy các mục tiêu mặt đất như đường sắt, các kho vũ khí, cầu cảng, các cơ sở quân sự và tàu thuyền. Đầu đạn của quả bom nặng đến 1.100kg.

KAB-1500 với trọng lượng 1,5 tấn thường được sử dụng cho mục đích tấn công các mục tiêu đặc biệt kiên cố như cứ điểm ở vùng núi, hầm ngầm của trung tâm chỉ huy, các công trình bê-tông cốt thép khép kín, kho chứa vũ khí nằm sâu trong lòng đất. KAB-1500 trang bị đầu dò laser, nhờ đó bom được điều chỉnh quỹ đạo rơi, tấn công mục tiêu rất chính xác.

Moscow cho rằng, siêu bom thông minh KAB-1500 của họ có thể so sánh với series bom Paveway II và Paveway III của Mỹ. Lực lượng Không quân Nga đã sử dụng bom KAB-1500 trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria.

Những chiếc Sukhoi Su-30 sử dụng loại bom KAB-1500 là vũ khí trụ cột của Lực lượng Không quân Ấn Độ. New Delhi đã tự sản xuất rất nhiều máy bay được Nga thiết kế này và đã mua khoảng 200 chiếc máy bay Su-30. Nhiều trong số những chiếc chiến đấu cơ Su-30 được mua ban đầu đã liên tiếp được nâng cấp để tận dụng những bước phát triển mà Nga đạt được trong ngành chế tạo vũ khí. Ngoài việc nâng cấp những chiếc máy bay Su-30, Ấn Độ còn tập trung vào cải thiện hỏa lực của chúng. Cùng với siêu bom KAB-1500, Ấn Độ còn đang cải biến những chiếc chiến đấu cơ Su-30 để chúng có thể mang theo tên lửa hành trình siêu thanh nổi tiếng Brahmos.

Cũng trong cuộc họp báo ngay trong những ngày đầu năm mới 2018, bên cạnh hợp đồng mua hàng trăm siêu bom thông minh KAB-1500, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ còn tiết lộ hợp đồng mua thêm 131 tên lửa hạm đối không Barak-1 từ tập đoàn Rafael Advanced Defence Systems Ltd của Israel. Hải quân Ấn Độ đã sử dụng tên lửa Barak-1 để bảo vệ cho các hạm đội của họ nhưng số lượng tên lửa loại này trong kho vũ khí của Ấn Độ đang ở mức thấp một cách nguy hiểm.

Những hợp đồng vũ khí khủng liên tiếp mà Ấn Độ vừa ký cho thấy nước này tiếp tục tăng cường một cách mạnh mẽ sức mạnh quân sự của mình. Thông tin trên chắc chắn sẽ khiến giới chức lãnh đạo ở Trung Quốc không tránh khỏi cảm giác lo ngại. Ấn Độ được đánh giá là đã trở thành kỳ phùng địch thủ với Trung Quốc và quân đội Ấn Độ được xem sẽ trở thành đối thủ vô cùng khó chịu đối với cường quốc số 1 châu Á.

Giữa Trung Quốc và Ấn Độ vốn tồn tại sự thiếu tin tưởng, hoài nghi sâu sắc về vấn đề tranh chấp biên giới và cạnh tranh ảnh hưởng ở trong khu vực cũng như thế giới.

Mặc dù quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã được cải thiện trong những năm gần đây. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Tuy nhiên, tranh chấp xung quanh đường biên giới dài 4.057km giữa hai nước này vẫn chưa được giải quyết. Năm 1962, giữa Ấn Độ và Trung Quốc từng nổ ra một cuộc chiến tranh ngắn liên quan đến tranh chấp biên giới.

Trong nhiều thập kỷ, sau nhiều thất bại trước Trung Quốc, Ấn Độ thường chọn cách thoái lui. Nhưng tình hình giờ đã thay đổi. Một Ấn Độ mạnh hơn lên, bạo dạn hơn lên đang khiến Trung Quốc cảm thấy lo ngại. Theo các nhà phân tích Ấn Độ, sẽ không ai trong số 2 nước muốn gây chiến tranh. Tuy nhiên, New Delhi không bác bỏ khả năng Trung Quốc sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự giới hạn ở khu vực phía đông bang Arunachal – một chiến dịch chớp nhoáng nhằm lấy đi vùng đất này. Vì lẽ đó, Ấn Độ đang cập tập thực hiện các kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự của nước này để sẵn sàng đối phó với kỳ phùng địch thủ ở ngay sát nách.

RELATED ARTICLES

Tin mới