Tuesday, April 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ ngỏ ý đàm phán với Triều Tiên: Kim 4–0 Trump

Mỹ ngỏ ý đàm phán với Triều Tiên: Kim 4–0 Trump

Nhà lãnh đạo trẻ đã thắng thế trước vị tổng thống doanh nhân và hiện nắm quyền quyết định vận mệnh của cả dân tộc Triều Tiên..

Truyền thông quốc tế đưa tin, ngày 6/1/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẵn sàng nói chuyện trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Ông chủ Nhà Trắng cũng hy vọng các cuộc gặp gỡ liên Triều sẽ đạt kết quả tốt đẹp.

Trả lời báo giới tại khu nghỉ dưỡng ở Trại David, bang Maryland, về khả năng kết nối với Chủ tịch Kim Jong-un, Tổng thống Trump đã tuyên bố: “Tôi luôn tin tưởng vào đàm phán. Hoàn toàn không có vấn đề gì đối với chuyện đó cả”.

Thái độ của ông Trump đã trở nên hoàn toàn khác biệt với lập trường của ông về vấn đề hạt nhân Triều Tiên và cá nhân nhà lãnh đạo trẻ xứ Bắc Hàn, từng gây nên cuộc “khẩu chiến”, tạo nguy cơ cho việc trừng phạt quân sự của Mỹ đối với Triều Tiên.

Nhà lãnh đạo tối cao của nước Mỹ còn cho biết, Mỹ có thể tham gia tiến trình đàm phán liên Triều nếu có điều kiện và thời điểm thích hợp. Vị tổng thống doanh nhân cũng cho hay nếu các cuộc đàm phán đạt kết quả, thì đó là điều tốt cho nhân loại.

Từ khi nhậm chức cho đến nay, thái độ của Tổng thống Trump luôn có những thay đổi sau mỗi hành động hay tuyên bố của nhà lãnh đạo trẻ xứ Bắc Hàn. Tuy nhiên, điều đáng nói là sự thay đổi của vị tổng thống doanh nhân hầu hết mang tính bị động.

Vì vậy, giới phân tích đã nhận định rằng, cuộc “đấu trí Trump – Kim”, nếu tính từ Ngày Ánh Dương tại xứ Bắc Hàn cho đến nay, có thể chia ra thành “4 hiệp đấu” và dường như ông Kim Jong-un đã chiến thắng tuyệt đối trước ông Donald Trump.

Mỹ – Triều kích hoạt kênh ngoại giao 1,5 : Kim 1 – 0 Trump

Sau khi ra lệnh “cho Tomahawk bay vào Syria” ngày 7/4/2017, Tổng thống Trump đã khiến cả thế giới lo lắng về việc sức mạnh Mỹ có thể sẽ được tiếp tục thể hiện để giải quyết vấn đề căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Khi khả năng Washington tiếp tục thực hiện chính sách “ngoại giao tên lửa hành trình” đối với vấn đề hạt nhân Triều Tiên đang liên tục nóng lên thì bất ngờ ngày 8/5/2017, Mỹ-Triều tiến hành đàm phán không chính thức tại Na Uy, theo The Korea Times.

Như vậy, thay vì đấu chọi bằng vũ lực, Washington đã chọn bắt tay Bình Nhưỡng, một động thái được nhìn nhận là làm gia tăng hy vọng nối lại việc đối thoại chính thức giữa Mỹ và Triều Tiên.

Việc kết nối trực tiếp với Washington được xem là trọng tâm trong chiến lược quan trọng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhằm “thoát Trung” và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho Triều Tiên bởi cạnh tranh trong ngoại giao nước lớn.

“Kênh ngoại giao 1,5” được kích hoạt, vừa giúp ngăn chặn được hậu quả “chính sách ngoại giao tên lửa hành trình”, vừa có cơ hội hiện thực hoá “chiến lược thoát Trung”. Điều đó cho thấy, trong hiệp đấu thứ nhất, tỷ số đã được xác lập: Kim 1-0 Trump.

My ngo y dam phan voi Trieu Tien: Kim 4–0 Trump
Kích hoạt kênh ngoại giao 1,5 là một bước lùi của Tổng thống Trump trước Chủ tịch Kim Jong-un

Kết quả bầu Tổng thống Hàn Quốc: Kim 2 – 0 Trump

Cuộc gặp không chính thức Mỹ – Triều diễn ra đúng vào thời điểm Hàn Quốc tổ chức bầu cử tổng thống, vì vậy giới chuyên gia cho rằng sự kiện chính trị quan trọng này là dịp để bộ đôi Trump – Kim tác động vào đời sống chính trị tại xứ Nam Hàn.

Ngày 19/4/2017, ông Lee Duk-haeng, phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã cho biết: “Triều Tiên đang cố gắng can thiệp vào đời sống chính trị Hàn Quốc. Đây là việc làm sai trái, vì vậy Bình Nhưỡng cần chấm dứt những hành vi của mình”.

Mục đích của Kim Jong-un là nhằm tác động làm cho chính trường Hàn Quốc thêm chao đảo, đời sống chính trị tại xứ Nam Hàn thêm bất ổn sau cuộc đại khủng hoảng, qua đó gia tăng cơ hội chiến thắng cho ứng cử viên của Đảng Dân chủ ôn hoà.

Và kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc là thất bại của ứng viên Ahn Cheol-soo theo đường lối bảo thủ “thân Mỹ” trước ứng viên Moon Jae-in, người được cho sẽ là một “Kim Dae-young.2” với chính sách Ánh dương thân thiện.

Chiến thắng của ông Moon Jae-in được đánh giá là có ý nghĩa như việc tháo ngòi nổ cho quả bom nổ chậm trên bán đảo Triều Tiên mà Tổng thổng Trump và Chủ tịch Kim Jong-un liên tục đe doạ châm ngòi.

Theo các chuyên gia, dường như thông điệp của nhà lãnh đạo trẻ xứ Bắc Hàn đã được người dân xứ Nam Hàn lắng nghe và thể hiện sự ủng hộ bằng lá phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc năm 2017.

Như vậy, trong hiệp đấu thứ 2 của cuộc so găng, vị tổng thống doanh nhân của nước Mỹ lại tỏ ra thất thế trước nhà lãnh đạo trẻ của xứ Bắc Hàn. Tỷ số mới của trận đấu đã được xác lập: Kim 2 – 0 Trump.

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến rồi đi: Kim 3 – 0 Trump

Sau khi Ngày Thái Dương tại xứ Bắc Hàn trôi qua êm ả, Kim Jong-un đã có những hành động mang tính thách thức đối với Mỹ, thông qua việc liên tục cho thử nghiệm tên lửa, tên lửa đạn đạo, bất chấp việc Trump “cho Tomahawk bay vào Syria”.

My ngo y dam phan voi Trieu Tien: Kim 4–0 Trump
USS Carl Vinson đã không thể thực hiện được sứ mệnh của mìh

Điều đó khiến Washington có thể lựa chọn giải pháp quân sự và điều đó càng có khả năng trở thành hiện thực khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson tiến vào biển Nhật Bản hồi cuối tháng 4/2017.

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên liên tục căng thẳng, những quả Tomahawk từ hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson được cho là đã sẵn sàng nằm trên các bệ phóng hướng về xứ Bắc Hàn.

Song thực tế thì thông điệp mà USS Carl Vinson gủi tới Bình Nhưỡng lại có rất ít công hiệu, thậm chí gây hiệu ứng ngược, bởi suốt thời gian nó làm nhiệm vụ tại Đông Bắc Á, thành tựu kỹ thuật vũ khí của Triều Tiên liên tục được phô diễn.

Cuối cùng sau 1 tháng xuất hiện gần bán đảo Triều Tiên, USS Carl Vinson đã kết thúc hoạt động và rời khỏi Đông Bắc Á vào ngày 31/5/2017.

Vị tổng thống doanh nhân một lần nữa thất thế trước nhà lãnh đạo trẻ, tỷ số lúc này: Kim 3 – 0 Trump.

Mỹ phải ủng hộ đàm phán liên Triều: Kim 4 – 0 Trump

Còn nhớ ngày 1/9/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, bàn về xung đột trên bán đảo Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa ngang qua lãnh thổ Nhật Bản.

Theo hãng CBS News của Mỹ dẫn thông tin từ quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, trong cuộc điện đàm, người đứng đầu Nhà Trắng đã nhấn mạnh rằng bây giờ không còn là lúc đối thoại với Triều Tiên.

Ngay trước cuộc điện đàm một ngày, nhà lãnh đạo tối cao của nước Mỹ cũng đã thể hiện lập trường cứng rắn khi khẳng định đối thoại với Bình Nhưỡng “không phải là câu trả lời” để giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên hiện nay.

Ngo y san sang dam phan voi Trieu Tien : Kim 4–0 Trump
Phải ủng hộ đối thoại liên Triều là một động thái bị động của Donald Trump trước “Thông điệp bất ngờ” của Kim Jong-un

Thực tế đó cho thấy, dường như chính quyền Trump đã không còn xem đối thoại với Bình Nhưỡng là biện pháp khả dĩ nữa. Và điều đó càng thể hiện rõ ràng hơn khi Washington liên tiếp sử dụng cơ chế HĐBA LHQ để gia tăng trừng phạt Triều Tiên.

Vậy nhưng chỉ cần Kim Jong-un gửi “Thông điệp bất ngờ” tới người dân và chính quyền xứ Nam Hàn nhân dịp năm mới 2018, kích hoạt cho việc kết nối liên Triều, thì vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã phải thay đổi quan điểm: sẵn sàng đối thoại.

Đến lúc này, chỉ còn chưa tới 10 ngày nữa là tròn một năm tiếp quản quyền lực, Tổng thống Trump đã không thể tạo ra hiệu ứng nào có thể làm thay đổi hành động của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, mà luôn phải phản ứng một cách bị động.

Rõ ràng, trong cuộc “đấu trí Trump – Kim” với 4 hiệp đấu được phân định, cho thấy nhà lãnh đạo trẻ đã thể hiện sự thắng thế trước vị tổng thống doanh nhân và hiện đang nắm quyền quyết định vận mệnh của cả dân tộc Triều Tiên.

RELATED ARTICLES

Tin mới