Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaViệt – Mỹ gần nhau hơn khi TQ hiếu chiến ở Biển...

Việt – Mỹ gần nhau hơn khi TQ hiếu chiến ở Biển Đông

Phát biểu hôm thứ Tư (24/1) khi bắt đầu chuyến thăm 2 ngày tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ca ngợi Việt Nam đã tham gia trừng phạt Triều Tiên, theo Reuters.

Chia sẻ với các phóng viên trên máy bay trước khi hạ cánh, ông Mattis nói: “Tôi phải tôn trọng và cảm ơn họ vì sự hỗ trợ của họ đối với vấn đề Triều Tiên. Họ đã ủng hộ các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, với một số tổn thất. Do đó, chúng tôi đánh giá cao giới lãnh đạo của họ về vấn đề này, gương mẫu đi đầu và đẩy mạnh [hành động]”.

Việc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa có khả năng tấn công Mỹ, đã thúc đẩy việc gia tăng các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, gây quan ngại về một cuộc xung đột quân sự.

Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cho hay Hoa Kỳ đã có những bằng chứng rằng các lệnh trừng phạt “thực sự bắt đầu gây thiệt hại” cho Triều Tiên, mặc dù vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy nó đã làm thay đổi những toan tính quân sự của Bình Nhưỡng.

Từng có thời điểm cả 2 nước cùng chịu ảnh hưởng của Liên Xô cũ, Việt Nam và Triều Tiên vẫn duy trì quan hệ ngoại giao và chính trị truyền thống.  Nhưng, những mối quan hệ này đã bị thử thách trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi một công dân Việt Nam liên quan đến vụ ám sát người anh cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong Un trong năm 2017.

Theo Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, Hà Nội đã trục xuất những người Triều Tiên trong danh sách đen vào năm ngoái, bằng cách yêu cầu họ tự nguyện rời đi khi tính đến “mối quan hệ truyền thống” giữa hai nước.

Trong một báo cáo gửi Hội đồng Bảo an LHQ vào tháng 4/2017, Việt Nam cũng nói rằng họ đã tiến hành các biện pháp để thực hiện các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên.

Cho rằng Việt Nam đã tuân thủ các biện pháp trừng phạt của LHQ, ông Mattis lưu ý việc cắt đứt quan hệ thương mại với Triều Tiên đã khiến Việt Nam phải chịu một số tổn thất kinh tế nhất định. Ông Mattis giải thích: “CHDCND Triều Tiên bán than rất rẻ, và rõ ràng việc cắt đứt thương mại có thể có những tổn thất có liên quan”.

Biển Đông

Điểm dừng chân đầu tiên của ông Mattis tại Việt Nam là một văn phòng của Bộ Quốc phòng Mỹ ở Hà Nội, nằm ngay phía bên kia đường của Đại sứ quán Triều Tiên. Văn phòng này có sứ mệnh chính là tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ, bị mất tích trong Chiến tranh Việt Nam 1965-1975. Theo một quan chức Mỹ, hiện vẫn có khoảng 1.293 hài cốt binh lính Mỹ vẫn chưa được tìm thấy.

Chuyến đi của ông Mattis đến Hà Nội giữa lúc mối quan hệ Việt – Mỹ đang được tăng cường vững chắc, trong đó có cả hai lực lượng quân đội, vì cả hai nước đều muốn gác lại quá khứ chiến tranh.

Gần đây, mối quan hệ Việt – Mỹ chủ yếu được nhận thấy thông qua mối quan tâm chung của cả hai nước, trước hành vi hiếu chiến, hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi có hơn 3 nghìn tỷ đô la hàng hóa được vận chuyển qua lại hàng năm.

Việt Nam đã đang mua các thiết bị quân sự của Mỹ, bao gồm cả việc mua lại Tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton. Theo một quan chức Mỹ, con tàu này lớn hơn bất cứ thứ gì mà Việt Nam có được trong lực lượng hải quân của mình.

Tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton (Ảnh: Getty)

Tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton (Ảnh: Getty)

“(Việt Nam) có một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực, và do đó tự do hàng hải và tiếp cận ở Biển Đông sẽ là điều rất quan trọng đối với họ về mặt kinh tế, và tất nhiên là trong nỗ lực bảo đảm an ninh của họ”, ông Mattis nhận định.

RELATED ARTICLES

Tin mới