Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaDùng chiêu bài cũ, Triều Tiên vẫn khiến đối thủ "ăn quả...

Dùng chiêu bài cũ, Triều Tiên vẫn khiến đối thủ “ăn quả đắng”?

Triều Tiên đã đột ngột hủy bỏ kế hoạch thực hiện một buổi biểu diễn nghệ thuật chung với Hàn Quốc dự kiến diễn ra vào ngày 4/2 tới. Nói về lý do dẫn đến sự quay ngoắt thái độ một cách bất ngờ nói trên, Bình Nhưỡng đổ lỗi cho báo chí Hàn Quốc khích động thái độ “mang tính coi thường, xúc phạm” của công chúng Hàn Quốc đối với Triều Tiên. Đây là thông tin đã được Bộ Thống nhất của Hàn Quốc xác nhận về tính chính xác ngày hôm qua (29/1).

Triều Tiên nói rằng, họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải hủy bỏ kế hoạch thực hiện một buổi diểu diễn văn hóa chung với nước láng giềng Hàn Quốc – một cuộc biểu diễn được dự kiến diễn ra ở khu vực Núi Kumgang thuộc lãnh thổ Triều Tiên. Theo Bình Nhưỡng, lý do là vì báo chí Hàn Quốc tiếp tục xúc phạm những điều mà Bình Nhưỡng gọi là các biện pháp “châm thành” liên quan đến Thế Vận hội Olympics Mùa Đông diễn ra ở Hàn Quốc vào tháng tới, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết.

Trước đó, hồi đầu tháng này, Hàn Quốc và Triều Tiên đã tiến hành một cuộc đối thoại hiếm hoi nhằm đưa phái đoàn Triều Tiên đến tham dự Thế Vận hội Olympics Mùa đông Pyeongchang sau khi Nhà lãnh đạo Triều Tiên bất ngờ thể hiện một lập trường “ngọt ngào” bất thường với nước láng giềng. Theo đó, Chủ tịch Kim Jong Un bày tỏ mong muốn đối thoại với Hàn Quốc đồng thời tuyên bố Triều Tiên sẵn sàng tham gia vào Thế Vận hội Olympics Pyeongchang. Sở dĩ nói đây là động thái hoàn toàn bất thường và gây kinh ngạc bởi trước đó Bình Nhưỡng nhiều lần thẳng thừng bác bỏ đề nghị đối thoại của phía Seoul và liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa, hạt nhân, khiến bán đảo Triều Tiên “sôi sùng sục” vì căng thẳng.

Hai miền liên Triều đã và đang trong quá trình thảo luận những chi tiết cuối cùng liên quan đến buổi biểu diễn văn hóa chung. Hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên cũng đang bàn bạc về một buổi hòa nhạc khác ở Hàn Quốc có sự tham gia của một dàn nhạc của Triều Tiên cũng như việc cử các vận động Hàn Quốc sang giúp huấn luyện cho các vận động viên Triều Tiên tại một khu nghỉ trượt tuyết của Triều Tiên.

Trước động thái thay đổi bất ngờ của Bình Nhưỡng, Seoul cho rằng, quyết định hủy bỏ buổi biểu diễn chung của phía Triều Tiên là “rất đáng tiếc” đồng thời nhấn mạnh Bình Nhưỡng nên tôn trọng các thỏa thuận đạt được giữa hai miền liên Triều.

Chính quyền của Tổng thống Moon Jae-in đã phải chấp nhận đối mặt với làn sóng chỉ trích gay gắt về những vấn đề liên quan đến sự tham gia của Triều Tiên vào Thế Vận hội Olympics sắp tới, đặc biệt là sau khi Seoul quyết định thành lập một đội khúc côn cầu trên băng chung với Triều Tiên. Nhiều người Hàn Quốc phản đối, nói rằng việc thành lập một đội hỗn hợp như vậy là điều không công bằng với các vận động viên Hàn Quốc. Hơn một trăm lá đơn kiến nghị chống lại quyết định nói trên đã được gửi lên website của Nhà Xanh (phủ Tổng thống Hàn Quốc).

Những tranh cãi xung quanh sự tham gia của Triều Tiên vào Thế Vận hội Olympics ở Hàn Quốc đã khiến tỉ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống Moon Jae-in lần đầu tiên giảm xuống mức dưới 60% kể từ khi ông lên cầm quyền vào tháng Năm năm ngoái, kết quả một cuộc thăm dò dư luận của công ty Realmeter cho biết. Đây là con số đã giảm hơn 6% so với mức tỉ lệ ủng hộ của tuần trước đó.

Việc Triều Tiên đột ngột hủy bỏ kế hoạch tiến hành một cuộc biểu diễn chung với Hàn Quốc khiến nhiều người tin rằng, Bình Nhưỡng đang áp dụng “chiêu bài cũ” và rằng Hàn Quốc đã “mắc bẫy ngọt ngào” của chính quyền Chủ tịch Kim Jong Un.

Khi Triều Tiên và Hàn Quốc có một loạt động thái hòa dịu với nhau trong thời gian vừa qua, người ta đã hy vọng về viễn cảnh có thể tháo “ngòi nổ” cho một cuộc khủng hoảng đang leo sát đến bờ vực chiến tranh.

Tuy nhiên, giữa những sự hy vọng và kỳ vọng đó, không phải là không có những hoài nghi nhất định. Một số nhà phân tích cho rằng, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đang tìm cách khoét một hố sâu mâu thuẫn giữa hai đồng minh Hàn Quốc và Mỹ vào thời điểm cộng đồng quốc tế nên đoàn kết, thống nhất trong chiến dịch gây áp lực và trừng phạt Triều Tiên vì chương trình vũ khí và hạt nhân của nước này.

‘Rõ ràng, thông điệp năm mới của ông Kim là nhằm chia rẽ mâu thuẫn giữa Mỹ và Hàn Quốc”, giáo sư về khoa học chính trị của trường Đại học Handong – ông Park Won-Gon đã nói như vậy. Theo ông này, “điều quan trọng là Hàn Quốc không để bị Triều Tiên giật dây, điều khiển”.

Chia sẻ quan điểm với ông Park, ông Andrea Berger – một nhà nghiên cứu cấp cao ở Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến James Martin, chỉ ra rằng, Bình Nhưỡng từ lâu đã có lịch sử “chìa ra cành olive” sau một giai đoạn làm leo thang căng thẳng. “Năm 2017 đã vẽ lên một bối cảnh an ninh cực kỳ đáng lo ngại, khiến mọi người đang tuyệt vọng tìm cách xóa bỏ nó. Triều Tiên luôn thử thách mỗi chính quyền của Hàn Quốc, ép chính quyền đó để xem các cánh cửa sẽ mở xa đến mức nào. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, hầu hết các cửa sổ cơ hội cho một sự tiến triển trong quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên trong tháng Một sẽ nhanh chóng bị phá vỡ”, ông Berger cảnh báo. Ông này nhấn mạnh, Triều Tiên thường có các động thái hòa dịu, xuống nước vào tháng Một.

Giới chức Mỹ cũng có những hoài nghi tương tự. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ – ông H. R. McMaster từng nói, bất kỳ ai nghĩ rằng tuyên bố đầu năm mới của ông Kim Jong Un là đáng tin thì có vẻ “họ đã uống champagne quá nhiều trong dịp lễ”.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới