Friday, March 29, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiMáy bay, tàu ngầm Mỹ đưa hạt nhân đi khắp thế giới:...

Máy bay, tàu ngầm Mỹ đưa hạt nhân đi khắp thế giới: Tái hiện chạy đua vũ trang sau 30 năm

Với loại vũ khí mới này, Mỹ có thể tiến hành một cuộc “chiến tranh hạt nhân hạn chế”, tức là họ có thể phát động một cuộc tấn công hạt nhân cục bộ trong phạm vi hẹp bất cứ lúc nào.

Các đầu đạn hạt nhân nhỏ có thể gắn vào tàu ngầm, máy bay được sử dụng dễ dàng hơn, thậm chí trong một cuộc chiến tranh thông thường. Ảnh: Hải quân Mỹ

Ngày 2/2/2018, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố học thuyết hạt nhân mới của Mỹ. Theo học thuyết này, Washington dự định sẽ tăng chi phí cho kho vũ khí hạt nhân của mình lên gấp đôi và giảm một số điều kiện ràng buộc cho việc sử dụng vực khí hạt nhân. Lầu Năm Góc đề nghị tăng thêm 3-4% trong tổng ngân sách quốc phòng hàng năm 700 tỷ đô la trong 10 năm tới để thay dần các hệ thống hạt nhân đã lỗi thời.

Cũng theo học thuyết này, Mỹ sẽ tập trung phát triển các loại vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ, sức công phá thấp, chủ yếu là các đầu đạn hạt nhân có thể gắn vào các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tàu ngầm và máy bay chiến lược nhằm nâng cao năng lực răn đe hạt nhân của mình.

Cụ thể, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đề ra kế hoạch tăng số lượng các loại vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ từ 1000 lên 2000 và nâng tầm bắn cả trên đất liền, trên biển và trên không nhằm tăng cường khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ. Điều này có nghĩa là cho phép biến các tên lửa truyền thống thành vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Cuộc chạy đua vũ trang mới

Học thuyết hạt nhân mới của Mỹ thực chất là một kế hoạch của Washington mục đích là nhằm chế tạo các loại vũ khí hạt nhân thế hệ mới. Học thuyết này vi phạm Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân NPT năm 1968 mà Mỹ là một bên tham gia ký kết. Nhiều người nghĩ rằng các loại vũ khí hạt nhân nhỏ có sức công phá thấp có thể ít gây nguy hiểm hơn các quả bom hạt nhân hoặc bom nhiệt hạch cỡ lớn. Hoàn toàn không phải như vậy.

Các loại vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt cực lớn không phải lúc nào cũng sử dụng được. Các điều kiện sử dụng chúng rất khó bởi những quy chế ràng buộc hết sức chặt chẽ. Ngược lại, các đầu đạn hạt nhân nhỏ có thể đem ra sử dụng dễ dàng hơn, thậm chí trong một cuộc chiến tranh thông thường. Vì thế, khả năng Mỹ sử dụng loại vũ khí này rất cao.

Các loại vũ khí hạt nhân lớn chỉ có thể được đặt tại một địa điểm nhất định trên lãnh thổ của nước sở hữu và chỉ được sử dụng trong những trường hợp tối cần thiết. Trong khi đó các vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ được sản xuất theo học thuyết hạt nhân mới của Mỹ có thể đặt trên các máy bay, tàu ngầm của Mỹ đang hoạt động khắp mọi nơi trên thế giới.

Với loại vũ khí mới này, Mỹ có thể tiến hành một cuộc “chiến tranh hạt nhân hạn chế”, tức là họ có thể phát động một cuộc tấn công hạt nhân cục bộ trong phạm vi hẹp bất cứ lúc nào, không cần phải tính toán như khi ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki ngày 6 và 9/8/1945. Các loại vũ khí hạt nhân nhỏ này được sử dụng hết sức linh hoạt, kể cả trong các cuộc chiến tranh phi hạt nhân. Mỹ đã từng sử dụng lại vũ khí này trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003.

Để làm yên lòng dư luận, chính quyền Donald Trump cho rằng, chiến lược này là nhằm bảo vệ an ninh cho nước Mỹ và chủ yếu mang tính chất răn đe, nhưng thực tế đây là là sự đe dọa đối với hoà bình và an ninh quốc tế.

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cho rằng quyết định của Washington hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân của mình là nhằm đối phó với sức mạnh quân sự của Nga và Trung Quốc. Với học thuyết hạt nhân mới này, ý đồ thực sự của Washington là tìm cách phá vỡ sự cân bằng chiến lược trên thế giới hiện nay có lợi cho Mỹ, giành ưu thế quân sự so với Nga, Trung Quốc, gây sức ép đối với Triều Tiên và Iran, đồng thời chuẩn bị cho các cuộc đàm phán có thể diễn ra sắp tới trên thế mạnh.

Không phải ngẫu nhiên khi công bố chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ ngày 18/12/2017, Tổng thống Donald Trump đã liệt kê Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran là những quốc gia thù địch, thách thức ảnh hưởng và giá trị thịnh vượng của Mỹ.

Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Nga, Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ học thuyết hạt nhân mới của Mỹ và tuyên bố sẽ xem xét các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh của mình. Các nước khác sở hữu vũ khí hạt nhân chắc chắn cũng sẽ buộc phải thay đổi chiến lược hạt nhân của họ. Tình hình này có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua hạt nhân.

Tờ Washington Post số ra ngày 7/2/2018 đã bày tỏ lo ngại về khả năng Mỹ và Nga sẽ trở lại thời kỳ chạy đua vũ trang sau 30 năm Mỹ và Liên Xô ký Hiệp định phá hủy các tên lửa tầm ngắn và tầm trung INF năm 1987 và Hiệp định cắt giảm vũ khí chiến lược START-1 năm 1991.

Ngay cả sau khi Liên Xô tan rã, Nga và Mỹ vẫn tiếp tục quá trình giải giáp vũ khí hạt nhân. Năm 1993, hai bên đã ký kết hiệp ước START-2 cấm hai nước triển khai tên lửa nhiều đầu đạn, đảm bảo sự cân bằng về sức mạnh hạt nhân mà hai nước đang có.

Trước tình hình căng thẳng do học thuyết hạt nhân mới của Mỹ gây ra, ngày 8/2/2018, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi Mỹ và Nga tiến hành đàm phán về vấn đề cắt giảm khó vực khí hạt nhân của hai nước.

Trong khi Mỹ đòi Iran và Triều Tiên phải hủy bỏ chương trình hạt nhân, không nhắc gì đến khó vũ khí hạt nhân khổng lồ của Israel, học thuyết hạt nhân mới của Mỹ đang làm mất đi uy tín và hình ảnh của Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới