Friday, March 29, 2024
Trang chủBiển nóngLo ngại chiến tranh, Trung Quốc đưa 300.000 binh lính áp sát...

Lo ngại chiến tranh, Trung Quốc đưa 300.000 binh lính áp sát Triều Tiên

300.000 lính Trung Quốc đã di chuyển tới gần biên giới Triều Tiên, theo một báo cáo mới đây của Hàn Quốc.

Giới quan sát chính trị cho rằng Trung Quốc đang đề phòng một làn sóng tị nạn khổng lồ từ Triều Tiên trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự.

Trung Quốc được cho là đang điều động quân đội và vận chuyển các loại pin dùng cho việc phóng tên lửa đến gần biên giới với Triều Tiên, một dấu hiệu tiềm ẩn cho thấy Bắc Kinh đang đề phòng một làn sóng tị nạn lớn từ khu vực biên giới phía Bắc nước này, trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột quân sự do sự hiếu chiến của Kim Jong Un.

Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đã trích dẫn Đài Á châu Tự do (RFA) trong một bản báo cáo vào hôm thứ Hai (2/2). Theo đó, RFA cho biết có các bằng chứng cho thấy Trung Quốc vào cuối năm ngoái (2017) đã “triển khai một hệ thống pin dùng để phóng tên lửa trong một căn cứ quân sự kiên cố ở thị xã Hòa Long, thuộc châu tự trị Diên Biên, tỉnh Cát Lâm, vùng Đông Bắc Trung Quốc”.

RFA cũng lưu ý rằng Bình Nhưỡng đã quan sát sự di chuyển của 300.000 lính Trung Quốc tới gần biên giới Triều Tiên và “các loại pin phòng thủ tên lửa gần các hồ chứa nước của Triều Tiên tại khu vực các con sông Apnok và Duman”.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc được cho là sẽ bảo vệ các hồ chứa nước này, để phòng ngừa một thảm họa lũ lụt có thể xảy ra nếu như các hồ chứa này bị không kích.

Hôm thứ Sáu (2/2), tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh cũng đang đầu tư vào việc thành lập các trạm giám sát hạt nhân trên toàn thế giới, đặc biệt là gần Triều Tiên, để nhanh chóng thu thập thông tin về một cuộc không kích tiềm tàng.

Tờ báo cũng lưu ý rằng 11 trạm giám sát hạt nhân dự kiến “có trách nhiệm phát hiện các hoạt động hạt nhân ở các nước láng giềng, bao gồm cả Triều Tiên”.

Nhân dân Nhật báo cho rằng kế hoạch giám sát hạt nhân của nước này “cho thấy cam kết của Trung Quốc đối với việc không phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn cầu”.

Tuy nhiên, cùng với báo cáo về các diễn biến quân sự gần biên giới Triều Tiên, điều này cũng cho thấy một mối quan ngại rằng một sự kiện chính trị hoặc quân sự lớn ở Triều Tiên sẽ gây ra tác động đáng kể đến Trung Quốc.

Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo khác của Nhà nước Trung Quốc, đã bình luận về tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong Thông điệp Liên bang hồi tuần trước rằng “những rủi ro xuất phát từ các hành động quân sự của Mỹ đang tăng lên”.

Tổng thống Trump đã chỉ ra Triều Tiên là quốc gia ngược đãi quyền con người tồi tệ nhất thế giới, trong một buổi gặp gỡ giữa ông và những người tị nạn đã liều mạng để đào thoát khỏi Triều Tiên.

Vào tháng 12 năm ngoái, Chosun Ilbo đưa tin Bắc Kinh không chỉ sử dụng tài sản quân sự của mình để chuẩn bị cho một thảm họa tiềm ẩn ở Triều Tiên, mà còn xây dựng các trại tị nạn lớn gần biên giới Triều Tiên, theo trích dẫn của tờ báo từ các phương tiện truyền thông Nhật Bản với các bằng chứng cụ thể.

Tại tỉnh Cát Lâm, vùng Đông Bắc Trung Quốc, các phương tiện truyền thông nhà nước đã tuyên truyền cho người dân về các kỹ năng sinh tồn để có thể sống sót sau khi một cuộc chiến tranh hạt nhân nổ ra.

Những người dân sống tại tỉnh Cát Lâm được khuyến cáo “cần đóng cửa sổ và cửa ra vào trong các trường hợp khẩn cấp, và cần ngay lập tức đi tắm và rửa miệng, tai, ngay sau khi tiếp xúc với các chất phóng xạ”.

Hiện trạng này thừa nhận những căng thẳng tiềm ẩn trong khu vực Đông Bắc Á, mặc dù không trực tiếp đổ lỗi cho Triều Tiên.

Trong khi các phương tiện truyền thông nhà nước vẫn còn bóng gió về những lo ngại của chính phủ đối với Triều Tiên, các học giả trong nước hồi tháng 12/2017 đã nói rõ họ tin chính quyền của Kim Jong Un không đáng tin tưởng để giúp Trung Quốc thoát khỏi một cuộc chiến tranh khu vực.

Giáo sư Shi Yinhong nhận xét: “Triều Tiên là một quả bom về mặt thời gian. Chúng ta chỉ có thể trì hoãn quả bom này, và hy vọng rằng bằng cách trì hoãn nó, chúng ta sẽ có một khoảng thời gian để loại bỏ các chất nổ bên trong nó”.

Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, chính là nguồn sinh lực duy nhất đối với nền kinh tế của Kim Jong Un. Qua một năm căng thẳng giữa ông Kim và Tổng thống Trump, Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ kinh tế và gia tăng thương mại đối với quốc gia này.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã buộc lòng phải tuân thủ một số lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và ra lệnh cho các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động gần biên giới Triều Tiên hạn chế liên hệ với chính quyền Kim Jong Un.

Theo RFA, các doanh nghiệp Trung Quốc dọc theo biên giới với Triều Tiên đang bị tổn thương nặng nề, khi các biện pháp kiểm soát hải quan được thiết lập dọc theo biên giới. Các nguồn tin trong khu vực cho biết: “Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc buôn bán các loại hàng hoá không thuộc diện chế tài của Liên Hợp Quốc, ví dụ như mỹ phẩm và giấy, nhưng họ vẫn gặp tổn thất bởi các vấn đề chính trị tại Triều Tiên”.

Triều Tiên đã phủ nhận mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc thuyết phục quốc gia này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân bất hợp pháp, và có thể thấy rằng điểm đến cuối cùng của các tên lửa đạn đạo Triều Tiên chính là Hoa Kỳ.

RELATED ARTICLES

Tin mới