Wednesday, September 11, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiDự báo kinh tế VN năm 2018

Dự báo kinh tế VN năm 2018

Tiến sĩ Trần Du Lịch khẳng định quá trình tái cơ cấu kinh tế bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả là tín hiệu để tăng trưởng kinh tế đạt mức từ 6,5% – 6,7%.

Ông Trần Du Lịch

Bài toán tái cơ cấu kinh tế 

Năm 2018, nhiều yếu tố thuận lợi trong bối cảnh dự báo của tình hình thế giới tăng trưởng tốt và ít có biến động xấu, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam không thể có rủi ro lớn.

Trao đổi với PV, Tiến sĩ Trần Du Lịch – Chuyên gia kinh tế cao cấp, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đánh giá, quá trình cải cách thể chế bắt đầu có tác dụng. Nỗ lực tạo môi trường đầu tư của Chính phủ thông qua nghị quyết 01 đạt được quyết tâm rất cao.

Môi trường đầu tư kinh doanh có khởi sắc hơn và đã được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5% đến 6,7% là hoàn toàn khả thi.

Tiến sĩ Trần Du Lịch phân tích, năm 2017, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,81% nhưng xuất khẩu đạt mức tăng trưởng hơn 20%. Những yếu tố khiến xuất khẩu năm 2017 tăng ở mức cao thì năm 2018 không thể có được.

Xu hướng bảo hộ mậu dịch qua những động tác của các nước có ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong nước.

Tiến sĩ Trần Du Lịch dự báo năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ cố gắng duy trì sức sống của nền kinh tế như năm 2017.

Trong những khó khăn sẽ đối mặt, vẫn còn đó những tín hiệu tích cực để tin tưởng tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển. Quá trình tái cơ cấu kinh tế bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả.

Chính phủ đã từng bước thay đổi cơ cấu về công nghiệp để phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao. Cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp cũng thay đổi. Tiến sĩ Trần Du Lịch đưa ra ví dụ, trong nông nghiệp không đặt nặng xuất khẩu gạo nhưng sẽ đẩy mạnh xuất khẩu rau quả, đây là tiềm năng rất lớn của Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế cao nhưng… không nóng

Xu hướng tái cơ cấu nền kinh tế sẽ mang lại tác động tích cực trong dài hạn. Mặc dù còn tồn tại những khó khăn, nhưng nhà nước vẫn đang quyết liệt giải quyết nợ xấu của các ngân hàng thương mại.

Nợ xấu trong các ngân hàng thương mại chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng. Thời gian trước đây, thị trường bất động sản tăng trưởng do các ngân hàng đẩy mạnh cho vay.

Các chính sách nhà nước can thiệp kịp thời khiến thị trường bất động sản phải hạ nhiệt làm gia tăng sức ép lên các ngân hàng thương mại.

Nợ xấu kéo dài làm khủng hoảng đến hệ thống tài chính tiền tệ. Tính thanh khoản của ngân hàng giảm làm “sức khỏe” kéo theo nền kinh tế bị trì trệ.

Vấn đề tái cơ cấu đầu tư công, vấn đề giải ngân, thủ tục… cũng đã có những dấu hiệu lạc quan.

Tiến sĩ Trần Du Lịch cảnh báo, những yếu tố tác động đến điều chỉnh giá cả cũng là một trong trở ngại tăng trưởng kinh tế chậm phát triển. Cơ quan quản lý nhà nước cần phải kiềm chế lạm phát…

Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng lạm phát tăng do lãi suất tăng làm kìm hãm sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngay tháng 1 đầu năm, cán cân thương mại mậu dịch của Việt Nam đón nhận tin vui khi… xuất siêu. Các nhà sản xuất đã tăng nội địa hóa, giảm nhập khẩu, xuất khẩu nông sản tăng do tỉ lệ nội địa hóa cao…

Ngay từ đầu tháng 2, thị trường chứng khoán đã có sự điều chỉnh và nhà đầu tư đã có động thái tái cơ cấu danh mục cổ phiếu khiến thị trường giảm điểm sâu.

“Một số nguyên nhân trên cũng khiến các chuyên gia kinh tế không quá hồ hởi để dự báo về một nền kinh tế tăng trưởng nóng trong thời gian sắp tới”, ông Lịch nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới