Friday, April 19, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiGiáo sư Nhật Bản lo biển Hoa Đông bất ổn do ADIZ...

Giáo sư Nhật Bản lo biển Hoa Đông bất ổn do ADIZ TQ thiết lập

“Sau khi Trung Quốc thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông, tình trạng ở khu vực biển này không còn ổn định”.

Giáo sư Murase Shinya trong cuộc trò chuyện với phóng viên tại Hà Nội.

Đó là nhận định của Giáo sư Shinya Murase, chuyên gia Luật quốc tế, thành viên Ủy ban Luật quốc tế của Liên Hợp Quốc (LHQ) trong buổi trò chuyện với phóng viên Đài TNVN (VOV) mới đây tại Hà Nội.

Theo Giáo sư Murase Shinya, Nhật Bản cũng như các quốc gia khác, luôn mong muốn đảm bảo các quyền tự do hàng hải ở các vùng biển theo luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, Giáo sư cho biết, việc Trung Quốc đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không- ADIZ ở biển Hoa Đông, trên quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư mà nước này đang tranh chấp với Nhật Bản, đã khiến khu vực biển này trở nên bất ổn.

“Tôi không biết chính xác bao nhiêu khu vực bị ảnh hưởng bởi ADIZ do Trung Quốc thiết lập, nhưng tất cả đều gặp phải những tác động rất xấu”, Giáo sư Murase Shinya nói.

Giáo sư Murase Shinya cho biết quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên tục gặp trở ngại liên quan tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo Giáo sư Murase Shinya, Trung Quốc không nên có những hoạt động vi phạm các nguyên tắc Luật quốc tế ở biển Hoa Đông cũng như các khu vực biển khác, trong đó có Biển Đông.

Liên quan dến những căng thẳng trên biển Hoa Đông, tháng 8/2017, Nhật Bản đã trao công hàm phản đối Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu khí ở gần đường trung tuyến ngăn cách các vùng kinh tế của hai nước trên Biển Hoa Đông. Tokyo nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh ngừng đơn phương phát triển các mỏ khí đốt gần ranh giới nêu trên.

Chuẩn đô đốc Mỹ: Hiện diện của Washington ở Biển Đông rất rõ Chỉ huy tàu sân bay USS Carl Vinson tái khẳng định cam kết của Mỹ về bảo đảm ổn định ở Biển Đông, bác tin Washington xao lãng trong vấn đề này.

Ngày 6/12/2017, Nhật Bản và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập một cơ chế liên lạc nhằm ngăn chặn các sự cố va chạm bất ngờ trên biển hoặc trên không ở khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông. Cơ chế này liên quan đến quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần đảo Điếu Ngư.

Tokyo và Bắc Kinh đã tiếp tục các cuộc đàm phán chi tiết kể từ khi có thỏa thuận cơ bản giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo năm 2007, nhằm thiết lập cơ chế ngăn chặn xung đột giữa các máy bay và tàu quân sự của Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh quần đảo tranh chấp này.

Nhật Bản đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc ngừng chương trình khai thác tài nguyên gần giới tuyến do Tokyo đề xuất phân chia các Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Nhật Bản và Trung Quốc trên Biển Hoa Đông. Hiện có tổng cộng 16 giàn khoan nổi do Trung Quốc lắp đặt ở Biển Hoa Đông gần giới tuyến này. Trung Quốc không thừa nhận giới tuyến này và tuyên bố EEZ của nước này kéo dài đến rìa thềm lục địa, gần hơn nữa với tỉnh Okinawa của Nhật Bản.

Trong chuyến thăm Hà Nội mới đây, Giáo sư Murase Shinya đã có buổi nói chuyện về chủ đề “Bảo vệ không gian (biển)” và “Luật Quốc tế”. Ông cũng là tác giả của 2 cuốn sách “Luật quốc tế: Một quan điểm toàn vẹn về các vấn đề xuyên biên giới”; “Quyền tự vệ trong bối cảnh đương đại” và nhiều cuốn sách Luật quốc tế có ảnh hưởng khác.

Về tranh chấp Biển Đông, Giáo sư Murase Shinya nêu quan điểm “phải giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế” và phân định rạch ròi khái niệm thế nào là “các quyền lịch sử” trong luật quốc tế. Ông nói: “Cả hai yếu tố này đều có liên quan trực tiếp đến vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt ở Biển Đông, đặc biệt là vấn đề đảo Senkaku/Điếu Ngư”.

Giáo sư Murase Shinya cũng cho rằng để xây dựng bầu không khí tích cực đối với các vùng biển trong khu vực, ASEAN cần phối hợp chặt chẽ hơn với các đối tác như Ấn Độ, Australia, Mỹ.

Trong bối cảnh an ninh hàng hải đang đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay, Giáo sư Murase Shinya cho rằng “Luật pháp quốc tế có được duy trì hay không phụ thuộc vào các thảo luận hợp tác trong khu vực cũng như giữa ASEAN và các đối tác khác”.

RELATED ARTICLES

Tin mới