Wednesday, September 11, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiCố vấn thân cận của ông Tập có cơ hội tái hiện...

Cố vấn thân cận của ông Tập có cơ hội tái hiện hình ảnh Chu Dung Cơ trên chính trường TQ

Lưu Hạc – cố vấn thân cận của Chủ tịch Tập Cận Bình nhiều khả năng sẽ được bầu vào vị trí Phó Thủ tướng kiêm Thống đốc ngân hàng nhà nước Trung Quốc trong thời gian tới.

Ông Lưu Hạc, Chủ nhiệm Văn phòng Tài chính trung ương Trung Quốc. Ảnh: NYT

Theo Tân Hoa Xã, bắt đầu từ ngày 27/2, ông Lưu Hạc – Chủ nhiệm Văn phòng Tài chính trung ương Trung Quốc, cố vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiến hành chuyến công du Mỹ trong ba ngày từ 27/2-2/3.

Ở thời điểm hiên tại, Lưu Hạc là quan chức rất nổi tiếng trên chính trường Trung Quốc, thậm chí ông Tập còn gọi Lưu là “người quan trọng nhất” – trong lần giới Lưu với phái đoàn Mỹ.

Do đó, chuyến thăm Mỹ của Lưu được đánh giá là tín hiệu cho khả năng ông này sẽ trở thành Phó Thủ tướng kiêm Thống đốc ngân hàng nhà nước Trung Quốc trong thời gian sắp tới.

Nếu điều này trở thành hiện thực, cố vấn của ông Tập được kỳ vọng sẽ tái hiện hình ảnh ông Chu Dung Cơ, người cũng từng giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Thống đốc ngân hàng nhà nước (giai đoạn 1993-1998) và có nhiều đóng góp đáng kể đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Ưu thế nổi trội

Theo Đa chiều (Mỹ), trước đây, Lưu Hạc không nằm trong phạm vị dự đoán của giới quan sát vào vị trí Thống đốc ngân hàng nhà nước bởi một phần ông này đã lớn tuổi – hiện 66 tuổi, vượt qua độ tuổi nghỉ hưu được áp dụng đối với các quan chức cấp Bộ (khoảng 65 tuổi).

Nhưng thực tế, dự vào biểu hiện và kinh nghiệm tích lũy những năm gần đây của Lưu có thể thấy dù đã lớn tuổi nhưng với cương vị là Ủy viên Bộ chính trị trung ương cùng tiền lệ là Chu Tiểu Xuyên – Thống đốc ngân hàng nhà nước đương nhiệm, hiện 70 tuổi – thì việc nhậm chức sắp tới của Lưu sẽ không gặp nhiều trở ngại.

Một số ý kiến cho rằng, xét từ tình hình tài chính hiện nay và cuộc cải cách kinh kế chuyên sâu quy mô lớn ở Trung Quốc, Lưu Hạc thực sự có lợi thế về nghiên cứu kinh tế vĩ mô.

Lưu Hạc hiện đang nhận được sự tín nhiệm của đội ngũ lãnh đạo cấp cao Trung Nam Hải, là một trong những yếu nhân của công cuộc cải cách kinh tế thượng tầng, nhanh nhạy nắm bắt kinh tế vĩ mô và kế hoạch thượng tầng, được giới doanh nhân mệnh danh là “cố vấn hạt nhân của các chính sách kinh tế Trung Quốc”, “kỹ sư của kế hoạch kinh tế mới Trung Quốc”.

Sớm từ năm 1988, khi chưa đầy 40 tuổi, bản báo cáo nghiên cứu về chính sách công nghiệp của Lưu Hạc đã nhận được sự đánh giá cao của Quốc vụ viện. Khoảng thời gian 10 năm làm việc tại Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia, Lưu đều công bố thành quả nghiên cứu hàng năm.

Năm 1998, Lưu là một trong số những thành viên sáng lập nên Diễn đàn 50 nhà kinh tế Trung Quốc, thu hút số lượng lớn các nhà kinh tế nước này như Chu Tiểu Xuyên, Lâu Kế Vĩ, Quách Thụ Thanh v.v…

Đặc biệt, diễn đàn này không chỉ thảo luận học thuật đơn thuần mà còn đưa ra nhiều đề xuất hiệu quả về cải cách kinh tế quốc gia. Diễn đàn này đã tồn tại 20 năm nay và đóng vai trò cố vấn quan trọng cho tiến trình cải cách kinh tế tại Trung Quốc.

Ngoài ra, Lưu Hạc còn rất nổi danh về kinh nghiệm quốc tế. Năm 1994, Lưu theo học khóa Thạc sĩ Quản lý công tại Học viện chính trị Kennedy, thuộc Đại học Harvard, cùng là học viên trong một dự án của học viện với Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Trong thời gian này, Lưu được tiếp xúc với không ít các Ủy viên Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ.

Không khó nhận ra, dù là nghiệp vụ hay quy hoạch chính sách, học giả hay quan chức chính phủ, Lưu Hạc đều là nhân vật quan trọng không thế thiếu của nền kinh tế Trung Quốc.

“Tầm nhìn của ông ấy không chỉ giới hạn trong lĩnh vực tài chính mà còn mở rộng ở toàn nền kinh tế chính trị Trung Quốc. Đây chính là đặc trưng yêu cầu của hệ thống tài chính Trung Quốc trong thời gian tới”, Đa chiều viết.

Theo tờ này, bối cảnh hàng loạt cơ chế giám sát tài chính ra đời, rất nhiều quan chức phụ trách lĩnh vực kinh tế “ngã ngựa” chính là điểm khởi đầu cho Trung Nam Hải thanh lọc, chỉnh đốn hiệu quả hệ thống tài chính quốc gia.

Trong khi đó, Thống đốc ngân hàng nhà nước đóng vai trò quan trọng trong cuộc cải tổ sắp tới và vị trí này cần một người cầm trịch có tầm nhìn vĩ mô và toàn diện, không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực tài chính.

Do vậy, giới phân tích cho rằng khả năng rất cao Lưu Hạc sẽ được bầu vào vị trí Phó Thủ tướng kiêm Thống đốc ngân hàng nhà nước.

RELATED ARTICLES

Tin mới