Friday, April 19, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiTQ từ chối nhập gạo 3 doanh nghiệp: Tự hại nhau

TQ từ chối nhập gạo 3 doanh nghiệp: Tự hại nhau

Việc từ chối nhập gạo Việt của Trung Quốc cũng giống như Mỹ dè chừng khi nhập gạo Việt, đó là do doanh nghiệp của chúng ta tự hại nhau.

Đừng tự hại nhau

PGS.TS Dương Văn Chín cho biết, việc 3 doanh nghiệp Việt vị Trung Quốc từ chối nhập gạo là rất đúng. Với vị trí là một quốc gia đi nhập khẩu, họ phải lựa chọn được sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng, đáp ứng được đúng yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng. 

Hơn nữa, hiện nay Trung Quốc đã xây dựng được cả chuỗi hơn 30 doanh nghiệp chuyên chế biến, sản xuất gạo đạt tiêu chuẩn để xuất sang Trung Quốc.

Vì vậy, họ không nhập sản phẩm của những doanh nghiệp không thuộc số những doanh nghiệp được Trung Quốc đầu tư là chuyện bình thường. Kể cả trong số những doanh nghiệp đã được Trung Quốc đầu tư, có doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn về sản phẩm họ cũng có thể loại ra và sẽ được thay thế bằng doanh nghiệp khác.

Theo vị PGS, thái độ của Trung Quốc đối với 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo là lời cảnh tỉnh cho những doanh nghiệp lười biếng, không chịu thay đổi cách làm, chỉ tìm cách cạnh tranh không lành mạnh, không chịu nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nếu tiếp tục bám lấy tư duy “ăn xổi ở thì”, thì bài học trước mắt chính là trái đắng mà họ sẽ phải gánh, không thể trách ai được. Vị PGS nói thẳng, việc từ chối nhập gạo Việt của Trung Quốc cũng giống như Mỹ dè chừng khi nhập gạo Việt, đó là do doanh nghiệp của chúng ta tự hại nhau.

“Một số doanh nghiệp có tư duy ăn xổi, không xây dựng vùng nguyên liệu mà đứng ra thu mua gạo từ thị trường trôi nổi, không đạt chất lượng, dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá cao khiến cho các lô hàng của Việt Nam khi xuất sang đều bị trả về hoặc bị làm khó, bị gây khó khăn.

Để cứu vãn tình hình, Chính phủ phải đưa ra những khuyến cáo cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có sản phẩm không đạt yêu cầu thì không được  xuất vào Mỹ. Về phía doanh nghiệp Việt, thay vì phải thay đổi các làm để đáp ứng cho được các tiêu chuẩn của Mỹ thì nhiều doanh nghiệp lại sợ hãi, từ bỏ thị trường này và tìm cách xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc.

May mắn vẫn còn một số ít doanh nghiệp làm ăn chân chính, quyết tâm bán trụ lại thị trường Mỹ như doanh nghiệp Lộc Trời, nhờ đó mà thương hiệu, uy tín của gạo Việt cũng dần được cứu vãn”, vị chuyên gia kể lại.

Do đó, vị PGS cho rằng, vấn đề của doanh nghiệp Việt lúc này là phải nắm bắt được cơ hội, tìm hiểu rõ nhu cầu cũng như các tiêu chuẩn, tiêu chí về sản phẩm mà các thị trường trên thế giới cũng như tại các nước trong khu vực đang cần. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng các vùng nguyên liệu, kiểm soát chặt chẽ các quy trình sản xuất, đảm bảo có được hạt gạo an toàn, chất lượng.

Về yêu cầu chất lượng, ông cho biết, chắc chắn Trung Quốc sẽ ngày càng đặt ra nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn. Như vậy, gạo Việt muốn xuất được vào thị trường Trung Quốc và các thị trường khó tính khác thì phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn của quốc tế về chất lượng sản phẩm.

“Đầu tiên là phải xóa bỏ được định kiến của các nước về gạo Việt. Không thể để tình trạng nhắc đến gạo Việt là người ta chỉ nghĩ tới sản phẩm kém chất lượng, không đạt yêu cầu về dư lượng

Chỉ khi làm được như vậy, sản phẩm gạo Việt mới xuất được giá cao, có chỗ đứng trên thị trường tiềm năng, doanh nghiệp Việt cũng không lo thua thiệt do sản phẩm bị trả về”, ông nói.

Chúng ta phải làm gì?

Song song với quyết tâm thay đổi của các doanh nghiệp thì về phía cơ quan quản lý Nhà nước, PGS Dương Văn Chín cũng cho rằng, các cơ quan này cần phải xây dựng một cơ sở thông tin, giữ liệu đầy đủ về yêu cầu, đòi hỏi của từng thị trường trên thế giới.

“Trong tương lai, nếu muốn xuất khẩu gạo vào Mỹ hay các thị trường khó tính khác, Bộ Nông nghiệp phải lấy mẫu trước để phân tích, kiểm định chất lượng trước khi thông quan cho lô hàng chuyển đi.

Với cách làm như vậy, tôi tin rằng, lâu dần thế giới sẽ thay đổi cách nhìn từ “màu đen” sang “màu hồng” đối với sản phẩm gạo của Việt Nam”, vị chuyên gia đề xuất.

Ngoài ra, vị PGS cho rằng, Chính phủ cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, hạn chế, thậm chí cấm xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch. Ngoài những rủi ro lớn mà doanh nghiệp và người dân phải gánh chịu như: bị Trung Quốc đóng cửa khẩu, bị ép giá, đưa ra giá nào cũng phải bán… thì việc xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch còn gây khó khăn rất lớn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Việc này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của cả ngành công nghiệp lúa gạo Việt Nanm chứ không riêng một vài doanh nghiệp nữa.

Theo đó, vị chuyên gia cũng đề xuất, khi phát hiện những doanh nghiệp làm ăn gian dối, thì cần phải có biện pháp xử lý nghiêm để cảnh cáo những doanh nghiệp đang có ý định hoặc đang thực hiện theo cách thức phi thị trường như vậy. Cụ thể có thể cấm xuất khẩu, hoặc xử phạt thật nặng, không cho tham gia các hoạt động sản xuất, xuất khẩu nữa. 

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy  trình, yêu cầu, thỏa thuận đã được ký kết giữa hai nước.

Với những doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn thì tạo điều kiện, khuyến khích tăng cường xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, doanh nghiệp nào không đủ tiêu chuẩn phải nghiêm cấm, không cho xuất khẩu.

Đặc biệt, ông nhấn mạnh tới vai trò của các cơ quan lai tạo giống, phải tạo  ra được những giống ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng vượt trội mang tính đặc trưng của Việt Nam để cạnh tranh với  Thái Lan và Campuchia.

RELATED ARTICLES

Tin mới