Thursday, March 28, 2024
Trang chủGóc khuất Trung HoaTQ: Giấy phép tu hành và những cuộc thanh trừng đức tin

TQ: Giấy phép tu hành và những cuộc thanh trừng đức tin

Trung Quốc vẫn luôn giao giảng về tự do tín ngưỡng tôn giáo, nhưng cách hành xử của chính quyền đối với các loại hình tín ngưỡng tại đất nước này có vẻ hoàn toàn ngược lại. Hiện nay, những chiến dịch đàn áp và suy đồi hóa các tôn giáo đang diễn ra từng ngày.

Một ngôi chùa ở Bắc Kinh, Trung Quốc hồi tháng 1 năm 2016.

Từ đầu năm 2016 đến nay, các chiến dịch đập phá nhà thờ Công giáo, hạ các thánh giá, thậm chí là bắt bớ các linh mục và chức sắc tôn giáo bùng phát đã gây ra mối lo ngại không chỉ ở Trung Quốc. Đây là những cuộc đàn áp tín ngưỡng lớn nhất, kể từ sau cuộc cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông. Cho đến nay đã có hơn 1.500 thập tự giá bị gỡ bỏ, nhân danh việc giữ “an toàn cho chốn công cộng”. Tài liệu tố cáo của tổ chức China Aid, một thành viên của Release International loan đi cho biết.

Phật giáo, một trong những tôn giáo được coi là lâu đời nhất ở Trung Quốc cũng không tránh khỏi kiếp nạn này. Theo ước tính của PEW, tổ chức thăm dò dư luận độc lập có trụ sở tại Washington, Mỹ, cho biết thì hiện Trung Quốc có khoảng 245 triệu Phật tử, tức chiếm 18% dân số, đó là chưa kể 21% dân số không theo tôn giáo nhưng có khuynh hướng tín ngưỡng như người theo đạo Phật. Số lượng đông đảo tín đồ Phật giáo, cùng với mật độ cao đền chùa trên đất nước Trung Quốc khiến chính sách kiểm soát của chính quyền đối với Phật giáo tỏ ra mềm dẻo nhưng thâm sâu hơn.

Trong cuộc Cách mạng Văn hoá, trong số 6.843 di tích văn hoá Phật giáo được biết đến tại Bắc Kinh, có đến gần 5.000 điểm bị tàn phá. Nửa triệu cổ vật bị tàn phá hoặc lấy cắp. Các sư, ni bị bắt, bị tra tấn và kinh sách bị đốt không kể xiết. Sau thời kỳ cầm quyền của Mao Trạch Đông, chính quyền Trung Quốc quay lại ve vuốt Phật giáo, cho trùng tu và xây dựng nhiều đền chùa nhưng lại kiểm soát chặt chẽ hơn bao giờ hết.

“Người Trung Quốc bây giờ giàu có hơn, nhưng khẩn thiết cần một một đời sống tinh thần”, Yan Lu, một người từng nghiên cứu chủ nghĩa Marx-Lenin phát biểu trên tờ Time như vậy. Nhà nghiên cứu 27 tuổi này đột nhiên từ bỏ vị trí dễ dàng thành đạt của mình để về làm ni sư ở một ngôi chùa nhỏ ở Changxing, một ngôi làng nhỏ gần Bắc Kinh.

Các sư trụ trì ở các đền chùa ở Trung Quốc hôm nay phải rất khôn khéo để tận dụng sự vui lòng của chính quyền, nhằm đạt được giấy phép hoạt động tôn giáo chính thức mới có thể tồn tại yên lành. Hàng ngàn điểm thờ phượng ở Trung Quốc được áp dụng một chính sách lấp lửng là không bị sách nhiễu nhưng không có giấy phép, nên họ luôn bị treo trong tình trạng sợ hãi và luôn phải vâng lời chính quyền địa phương.

Việc bắt bẻ về chuyện đổi vị trí một viên đá lâu năm, di chuyển một cái lư hương trong sân chùa… luôn có thể biến thành thảm hoạ theo ý các quan chức phụ trách tôn giáo. Hàng ngàn các ngôi đền Hồi giáo và nhà thờ Công giáo bị hủy bỏ lâu nay, cũng do vướng vào vấn nạn ấy.

Điều quan trọng là, thiếu giấy phép hoạt động sẽ không thể quyên góp tiền bạc để trùng tu chùa khi cần thiết hoặc duy trì sinh hoạt của tăng ni. Một số nơi thì rất khó khăn, nhưng một số khác thì tận dụng lợi thế của mình và trở thành những ngôi chùa giàu có, tổ chức quyên góp hợp pháp qua các ngày lễ và các dự án. Phật giáo ở Trung Quốc cũng bị chia rẽ và suy đồi từ đó: một phía muốn bám vào chính quyền, một phía thì muốn độc lập với tín ngưỡng của mình.

Đối với nhiều Phật tử, việc hành hương và thờ cúng ở các ngôi chùa “hợp pháp” khiến họ cũng an tâm hơn. Nhưng với ni sư Yan Lu, trong bối cảnh Trung Quốc hiện nay rất cần phải tách bạch giữa tôn giáo và chính quyền. “Chính phủ đang dùng ý thức hệ để cai trị, giống như cách mà các triều đình ngày xưa vẫn lợi dụng Phật giáo để cai trị”, ni Yan Lu nói, “nhưng tôi nghĩ khi một tôn giáo quá gần gũi với chính quyền sẽ không tốt. Tôi nghĩ tôn giáo nên tách khỏi chính quyền”.

Phật giáo hay bất kỳ tôn giáo nào khác, có vẻ như vẫn đang tồn tại ở Trung Quốc, nhưng mặt khác nó lại ngấm ngầm là điều cấm kỵ. Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiều lần nhắc lại việc cấm mọi đảng viên khi về hưu, không được tham gia bất kỳ tín ngưỡng nào. Hiến pháp của Trung Quốc dù vẫn khẳng định về quyền tự do tín ngưỡng, nhưng tự do đó không đơn giản là yên lành mà có được.

3 cuộc đàn áp tín ngưỡng lớn vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc

Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền vào năm 1949, những tín đồ người Trung Quốc bị đàn áp, bị bắt, tra tấn, bị đưa vào trại lao động như những tù nhân lương tâm, và thậm chí bị sát hại hàng loạt để lấy nội tạng của họ.

1. Phật giáo Tây Tạng

Trung Quốc, thanh trừng, giấy phép tu hành, Bài chọn lọc,

Các nhà sư Tây Tạng bị đánh đập trên các đường phố. 

Tây Tạng tuyên bố độc lập tự trị, tách khỏi triều đại cuối cùng của Trung Quốc từ năm 1913 và duy trì tình trạng đó cho đến ngày 10/7/1950, khi quân đội ĐCSTQ tiến vào chiếm đóng các khu vực và đánh bại quân đội địa phương, bắt đầu cuộc bức hại Phật giáo và văn hóa Tây Tạng.

ĐCSTQ là một đoàn thể vô thần, tuy nhiên lại đòi hỏi kiểm soát tất cả các nhóm tôn giáo. Năm 1957, Chính phủ Tây Tạng đã nổi dậy chống lại các chính sách kinh tế và tôn giáo khắc nghiệt của ĐCSTQ. Để đàn áp cuộc nổi dậy, ĐCSTQ đã thực hiện khủng bố và phá hoại hàng loạt: nhiều thường dân Tây Tạng bị tra tấn và sát hại; quân đội Trung Quốc cũng phá hủy các tòa nhà và đền thờ ở Tây Tạng; con gái của những người Tây Tạng, những người  bày tỏ sự bất mãn, đã bị lột quần áo và bị binh lính Trung Quốc quấy nhiễu; để làm nhục Phật giáo Tây Tạng, nhiều ni cô đã bị hãm hiếp tập thể;  cả hòa thượng và ni cô đã bị buộc phải kết hôn để phá bỏ lời thề nguyền sống độc thân của họ, v.v…

Ngoài ra, trong thời Đại nhảy vọt, Tây Tạng cũng là địa khu bị ảnh hưởng rất nặng nề. Vì ĐCSTQ bắt người dân Tây Tạng từ bỏ cách chăn nuôi truyền thống và tham gia vào các trang trại của xã nhưng không hiệu quả, nên dẫn đến cái chết của hơn một triệu người. Thời Cách mạng Văn hóa (1966-1976), Hồng Vệ Binh đã phá hủy hàng ngàn tu viện Tây Tạng, chỉ có rất ít tu viện là còn tồn tại. Ngày nay, ĐCSTQ vẫn đàn áp Phật giáo Tây Tạng và thực thi các chính sách phân biệt đối xử với người dân và văn hoá Tây Tạng.

2. Thiên chúa giáo ở Trung Quốc

ĐCSTQ sợ tôn giáo vì tôn giáo khiến người dân tin vào lời của một đấng tối cao khác ngoài lý thuyết của chủ nghĩa Marx và người lãnh đạo đất nước. Kitô giáo cũng không thoát khỏi số phận bị đàn áp và sát hại rất nhiều từ lúc ĐCSTQ bắt đầu cai trị Trung Quốc. Ngày nay, chỉ Kitô giáo được thực hành bởi các tín đồ của Giáo hội Công giáo và đạo Tin lành do ĐCSTQ kiểm soát được phép hoạt động, ngoài ra, họ không cho phép người Công giáo Trung Quốc công nhận quyền lực của Tòa thánh Vatican.

Một cây cần cẩu đang kéo một cây thánh giá xuống từ mái của một nhà thờ ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ở bên phải, một cây thánh giá bằng bê tông bị lật đổ nằm trên mặt đất. 

Các Kitô hữu tham dự các giáo đoàn không do ĐCSTQ kiểm soát có thể bị bắt giữ và bị đưa đi làm việc như nô lệ. Vào năm 2014, hơn 2.000 cây thánh giá đã bị dỡ khỏi các nhà thờ ở tỉnh Chiết Giang, thường là với lý do vi phạm các quy định về xây dựng.  Các linh mục đã bị bắt giam và một số đã bị tra tấn hoặc bị sát hại trong khi giam giữ.

3. Pháp Luân Công

Pháp Luân Công, một môn tu luyện có nguồn gốc cổ xưa, đã được giới thiệu ra công chúng Trung Quốc từ năm 1992. Bởi vì miễn phí, dễ học và hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, Pháp Luân Công đã thu hút được khoảng 100 triệu người tham gia chỉ trong vòng 7 năm.

Nhưng có một số người trong chính quyền Trung Quốc xem đức tin và các bài giảng đạo đức truyền thống của Pháp Luân Công là mối nguy hiểm đối với quyền lực của ĐCSTQ. Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, người đứng đầu ĐCSTQ lúc đó, đã chỉ đạo toàn thể lực lượng truyền thông nhà nước tuyên truyền, vu khống và nói xấu Pháp Luân Công, tô vẽ Pháp Luân Công như là một tà giáo nguy hiểm. Vào ngày 20/7/1999, ông Giang Trạch Dân đã ra lệnh tiến hành một chiến dịch trên toàn quốc, nhằm tiêu diệt môn tu luyện phi chính trị và ôn hòa này.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu từ ngày 20/7/1999.

Cảnh sát trên khắp Trung Quốc đã bắt giữ hàng triệu người tập Pháp Luân Công, những người đã trở thành nhóm người Trung Quốc lớn nhất, bị bức hại vì tín ngưỡng của mình. Nhiều người đã bị tra tấn đến chết trong tù, hoặc bị cưỡng bức lao động nặng nhọc.

Từ năm 2006, các cuộc điều tra về nhân quyền cho thấy ĐCSTQ đã tiến hành mổ cướp nội tạng rộng rãi đối với tù nhân Pháp Luân Công trong khi các nạn nhân này vẫn còn sống. Một báo cáo tập hợp những con số được báo cáo công khai từ các bệnh viện trên khắp Trung Quốc của ba nhà hoạt động nhân quyền gồm: cựu luật sư người Canada  David Kilgour, luật sư nhân quyền David Matas, và nhà báo Ethan Gutmann cho thấy, có sự khác biệt lớn giữa số ca cấy ghép chính thức và số lượng nội tạng được hiến tặng trên cả nước. Bản báo cáo tiết lộ rằng Chính phủ Trung Quốc, ĐCSTQ, hệ thống y tế, bác sĩ và bệnh viện, đều có liên quan đến nạn mổ cướp nội tạng.

Vào ngày 13/6/2016, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết 343, lên án nạn mổ cướp nội tạng và kêu gọi Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công. Các nghị quyết tương tự đã được thông qua ở châu Âu và Israel.

RELATED ARTICLES

Tin mới