Monday, September 16, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ chi khổng lồ cho quân sự

TQ chi khổng lồ cho quân sự

Trung Quốc sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên 175 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ

Quân đội TQ

Mạnh vì gạo

Ngày 5/3, Trung Quốc công bố sẽ tăng ngân sách quốc phòng 8,1% cho năm 2018 nhằm đẩy mạnh việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới của mình sau khi chi tiêu cho lĩnh vực này đã chậm lại trong 2 năm trước đó.

Theo một bản báo cáo ngân sách được trình bày trước phiên khai mạc kỳ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội) được tổ chức thường niên, Bắc Kinh sẽ chi 1,11 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 175 tỷ USD) cho quân đội.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói: “Chúng tôi sẽ duy trì đường lối của Trung Quốc là củng cố lực lượng vũ trang, thúc đẩy mọi khía cạnh huấn luyện quân sự lẫn tâm thế sẵn sàng chiến đấu, và sẽ bảo vệ một cách chắc chắn, kiên quyết các lợi ích chủ quyền, an ninh và phát triển quốc gia”.

Ông Lý Khắc Cường nói rằng quân đội đã hoàn thành mục tiêu cắt giảm 300.000 quân, biến Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trở thành lực lượng vũ trang hùng hậu với 2 triệu binh lính.

So với mức tăng 7% của năm 2017 và 7,6% của năm 2016, vốn là mốc đánh dấu lần đầu tiên trong 6 năm Trung Quốc tăng chi tiêu cho quốc phòng, mức chi tiêu cho năm 2018 này vẫn chưa phải là con số tăng gấp đôi.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở ở London, Trung Quốc đã chi 151 tỷ USD cho PLA vào năm 2017, đây là mức ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới nhưng vẫn ít hơn đến 4 lần chi tiêu của Mỹ là 603 tỷ USD.

Sự gia tăng ngân sách quốc phòng đã gần theo kịp sản lượng kinh tế quốc gia của Trung Quốc trong những năm gần đây. Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 6,9% vào năm 2017 và Chính phủ nước này cho biết họ sẽ nhắm tới mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm 2018.

Trung Quoc doc tui cho quan su
Trung Quốc tuyên bố đã cắt giảm 300.000 quân

Chuyên gia quân sự James Char tại Đại học Công nghệ Nam Dương của Singapore nói: “Chúng ta có thể thấy ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tiếp tục bị phụ thuộc vào, và kết hợp với, hiệu suất kinh tế của Trung Quốc”.

Khi PLA kỷ niệm 90 năm thành lập hồi tháng 8/2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo rằng nước này sẽ bảo vệ chủ quyền của mình chống lại “bất kỳ cá nhân, tổ chức hay đảng phái chính trị nào”.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng một lực lượng quân đội sẵn sáng chiến đấu mạnh mẽ hơn, đồng thời củng cố sự trung thành tuyệt đối của quân đội.

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra hồi tháng 10 năm ngoái, ông Tập Cận Bình cam kết sẽ xây dựng một lực lượng chiến đấu “đẳng cấp thế giới” vào năm 2050.

PLA đã có trong tay máy bay chiến đầu tàng hình, tàu chiến và vũ khí công nghệ cao suốt nhiều năm qua.

Ông Tập Cận Bình nói: “Về mặt kỹ thuật, PLA đã tiến triển rõ rệt trong những năm gần đây, với sự nghiên cứu và phát triển của chúng ta vào các máy móc quân sự cùng sự chuyên nghiệp ngày càng tăng đã làm giảm khoảng cách đối với đối tác Mỹ”. 

Trung Quoc doc tui cho quan su
Máy bay chiến đấu J-15 trên boong tàu sân bay Liêu Ninh

Năm ngoái, Trung Quốc đã tiết lộ chiếc tàu sân bay đầu tiên được chế tạo ở trong nước, có thể mang theo máy bay chiến đấu J-15. Ngoài ra, họ cũng ra mắt một loại tàu khu trục mới.

Trung Quốc hiện cũng sở hữu tàu sân bay duy nhất đang hoạt động là Liêu Ninh vốn mua lại của Ukraine và được đóng từ thời Liên Xô.

Tờ China Daily của Trung Quốc hôm 2/3 đăng tin cho biết Chủ tịch công ty Công nghiệp Đóng tàu Đại Liên, đơn vị đã “tân trang” chiếc Liêu Ninh nói rằng công ty ông đã “sẵn sàng chế tạo các tàu lớn hơn” sau khi rút được nhiều kinh nghiệm sản xuất hơn.

Trung Quốc cũng đã mở căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên tại khu vực Sừng Châu Phi ở Djibouti. Kể từ năm 2008, hải quân Trung Quốc đã tham gia vào các hoạt động chống cướp biển trái phép ngoài khơi Somalia và Vịnh Aden.

Theo AFP, Trung Quốc tiếp tục tiến hành các hoạt động trái phép ở Biển Đông, kích động căng thẳng với các nước láng giềng Đông Nam Á. Trong khi đó, các tàu chiến của Mỹ vẫn thường xuyên tiến hành các hoạt động “tự do hàng hải” gần các hòn đảo này để thách thức các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc.

Tham vọng biển xanh

Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC) mới đây cho biết sẽ tăng gấp đôi nỗ lực để có được bước đột phá trong công nghệ sản xuất tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới, hệ thống chiến đấu nhân tạo dưới nước và hệ thống thông tin tích hợp.

Thông báo của CSIC còn nhấn mạnh thêm rằng những bước đột phá đó là cần thiết để lực lượng hải quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đạt được khả năng tác chiến toàn cầu cùng với nỗ lực trở thành lực lượng hải quân biển xanh vào năm 2025.

 
Trung Quốc thể hiện rõ quyết tâm vươn ra biển xa

Defense News dẫn lời chuyên gia Collin Koh cho rằng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ tạo điều kiện để hải quân Trung Quốc tăng cường sự hiện diện ở các vùng biển xa như Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Bên cạnh đó, tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân cũng giúp lực lượng hải quân Trung Quốc đối phó nhanh chóng với những tình huống bất ngờ như xuất hiện ở những điểm nóng của khu vực hoặc hỗ trợ nhân đạo và khắc phục thảm họa.

Điều đáng chú ý, những thông tin trên xuất hiện trong thời gian rất ngắn trên trang mạng của CSIC và sau đó đã bị gỡ bỏ.

Tờ Les Echos (Pháp cho rằng nếu Trung Quốc thực hiện đúng theo kế hoạch đã bị tiết lộ, có được một tàu sân bay hạt nhân vào khoảng năm năm 2025, thì sẽ là một “bước đại nhảy vọt” thực sự – cho phép Bắc Kinh áp đặt tham vọng của mình trên vùng biển châu Á.

Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã nhanh chóng cổ vũ điều được cho là “lần đầu tiên một công ty quốc phòng Trung Quốc công khai đưa tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân vào kế hoạch sản xuất của mình”.

 
Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ giúp Trung Quốc hiện thực hóa ước mơ

Chuyên gia Sebastian Colin tại Trung tâm Nghiên cứu về Trung Quốc đương đại tại Hong Kong đã không nghi ngờ về kế hoạch sản xuất tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc.

Tờ Les Echos dẫn lời chuyên gia Sebastian Colin giải thích: “Với ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu là đến năm 2025 sẽ có được một lực lượng hải quân hoạt động được trên biển khơi, mà một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân là một biểu tượng”.

Tháng 4/2017, Trung Quốc cũng đã cho hạ thủy một chiếc tàu sân bay thứ hai tự sản xuất nhưng có lẽ chiếc này chưa thể đi vào hoạt động trước năm 2020. Với một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ tạo ra một bước nhảy vọt thực sự.

Hiện trên thế giới mới chỉ có Mỹ và Pháp có tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Theo chuyên gia Colin, việc không sở hữu loại vũ khí này chính là lỗ hổng trong chương trình hiện đại hóa hải quân Trung Quốc. Do đó, Bắc Kinh đã cố lấp đầy nó để thu ngắn khoảng cách vẫn còn quan trọng với hạm đội Mỹ.

Khi cho lộ tin về kế hoạch đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, Trung Quốc muốn chứng tỏ, ngoài tiến bộ công nghệ, họ còn có đầy đủ phương tiện tài chính để hiện đại hóa quân đội của mình.

RELATED ARTICLES

Tin mới