Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaPháp sẽ rời NATO vì không muốn làm người hầu của Mỹ?

Pháp sẽ rời NATO vì không muốn làm người hầu của Mỹ?

NATO chỉ là nơi thể hiện khát vọng Mỹ. Nếu không mạnh mẽ và độc lập thì ở trong NATO khiến châu Âu chỉ biết nhận đơn đặt hàng từ Washington…

Nước Pháp có thể một lần nữa rời NATO?

Đảng Nước Pháp bất khuất theo quan điểm cực tả của thủ lĩnh Jean Luc Melenchon vừa đề xuất một kế hoạch quân sự giai đoạn 2019-2025 với những sửa đổi quan trọng nhằm khẳng định sự độc lập của Pháp với NATO, theo Sputnik.

Bản kế hoạch nhận định rằng sự can thiệp của NATO vào Afghanistan, Libya và các nước khác dẫn đã đến hậu quả “hỗn loạn, khủng bố, tị nạn, thậm chí xó bỏ nhiều  quốc gia trên bản đồ thế giới” là khó chấp nhận được.

Trao đổi với báo giới, phát ngôn viên của đảng Nước Pháp bất khuất, ông Djordje Kuzmanovic, cho biết bản kế hoạch là một phần trong kế hoạch của đảng chính trị này vận động chấm dứt tư cách thành viên của Pháp tại NATO.

Pháp là thành viên NATO, nhưng năm 1966 , nước Pháp của Charles de Gaulle từng rút khỏi bộ chỉ huy tiền phương, khiến tổng hành dinh NATO phải chuyển từ Paris đến Bruxelles.

Mãi đến tháng 4/2009, nước Pháp của Nikolas Sarkozy mới quay trở lại bộ chỉ huy quân sự NATO, trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức quân sự hùng mạnh này, sau 43 năm vắng bóng.

Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn “trở về mái nhà xưa”, Pháp đã nhận thấy NATO vẫn không khác bao nhiêu so với bốn thập kỷ trước, đó là sự o ép, trịch thượng của Mỹ với các đồng minh trong khối.

Vì vậy, đã có nhiều chuyển động chính trị tại đất nước hình lục lăng theo hướng phải đưa nước Pháp ra khỏi NATO một lần nữa để đảm bảo sự độc lập của mình trước đồng minh ở bên tây Đại Tây Dương.

Ngày 15/12/2014, thủ lĩnh đảng cựu hữu Mặt trận Quốc gia Pháp Marine Le Pen từng cho rằng Pháp cần phải cân nhắc rời NATO. Bà chỉ trích chính quyền của Tổng thống Hollande quá yếu đuối khi quá lệ thuộc vào người Mỹ.

Tuy nhiên, vấn đề đã không được lực lượng chính trị nắm quyền lưu tâm và Paris vẫn hướng về Washington với một sự đồng điệu nhất định. Do vậy, có nhiều ý kiến cho rằng kế hoạch của đảng Nước pháp bất khuất cũng sẽ rơi vào quên lãng mà thôi.

Song theo giới phân tích, đề xuất từ đảng chính trị của thủ lĩnh Jean Luc Melenchon – người đã về thứ 4 trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 – có thể sẽ tạo ra một hiệu ứng ly tâm NATO trong đời sống chính trị Pháp.

Có thể thấy từ khi nắm quyền, Tổng thống Emmanuel Macron – người được xem là “De Gaulle đệ nhị” – đã có những hành động theo gương bậc tiền bối, nhằm nâng cao vị thế cho Pháp trên trường quốc tế, trong đó có gia tăng sức mạnh quân sự.

Ngày 6/2/2018, cả thế giật mình khi Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly thông báo kế hoạch chi 37 tỉ euro trong 7 năm để nâng cấp kho vũ khí hạt nhân, trong đó chú trọng khả năng răn đe hạt nhân trên biển và trên bộ.

Phap se roi NATO vi khong muon lam nguoi hau cua My?
Thủ lĩnh Marine Le Pen của đảng Mặt trận Quốc gia Pháp

Việc nâng cấp hệ thống phòng thủ hạt nhân trên đất liền và trên biển của Pháp chỉ là một phần của khoản 300 tỉ euro (370 tỷ USD) được chi tiêu đến năm 2025, nhằm mục đích cho phép Pháp “giữ nước riêng” như một cường quốc chủ chốt ở châu Âu.

Bộ trưởng Quốc phòng Florence Parly đã nhấn mạnh rằng: “Chúng ta sẽ bù đắp cho những thiếu sót trong quá khứ và xây dựng một đội quân phòng vệ hiện đại và vững mạnh”.

Việc chi tiêu quân sự tăng mạnh dưới thời Tổng thống Macron đánh dấu một sự đảo ngược sau nhiều năm thắt lưng buộc bụng, được cho nhằm đáp ứng yêu cầu của Washington, song theo giới chuyên gia, phía sau ẩn chứa nhiều tham vọng của Paris.

Trong bối cảnh quân đội EU không thể chính thức hoạt động vào năm 2017 khiến cho nước Pháp quá mờ nhạt dù vẫn thuộc Ngũ cường, vì vậy không phải ngẫu nhiên mà đảng Nước Pháp bất khuất nêu vấn đề Pháp rời bỏ NATO lúc này.

Pháp rời NATO là “nhờ Nga, vì Mỹ”?

Điều khiến cho lực lượng chính trị cựu hữu và cực tả tại đất nước hính lục lăng kêu gọi lực lượng chính trị đương quyền đưa nước Pháp rời khỏi NATO được cho là xuất phát từ việc NATO bị xem chỉ là nơi lợi ích Mỹ được gia tăng và bảo đảm.

“NATO là một khuôn thức cho những khát vọng Mỹ. Liệu chúng ta muốn một châu Âu mạnh mẽ và độc lập hay chúng ta muốn một châu Âu chỉ nhận đơn đặt hàng từ Washington?”, phát ngôn viên đảng Nước Pháp bất khuất Kuzmanovic nêu vấn đề.

Ông cho rằng NATO luôn là rào cản với các đồng minh châu Âu, trong đó có Pháp trong việc đưa ra các quyết định mang tính chiến lược, từ đó Mỹ tước bỏ khả năng các đồng minh bên bờ đông Đại Tây Dương ảnh hưởng đến các vấn đề toàn cầu.

Ông Kuzmanovic nhấn mạnh: “NATO chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh chiến tranh. Tổ chức này đúng ra phải ngừng hoạt động cùng với tổ chức Hiệp ước Warsaw, song vấn đề diễn ra ngược lại. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta thôi hầu hạ Mỹ”.

Sự kiện đỉnh đỉnh điểm khiến cho những chuyển động lệch pha Mỹ diễn ra mạnh mẽ tại Pháp là việc Washington và Brussels bỏ mặc Paris trong sự kiện Pháp vi phạm hợp đồng cung cấp tàu chiến Mistral cho Nga.

Chính quyền Tổng thống Holland đã quyết định không giao cho Nga 2 tàu chiến chiến Mistral nhằm tuân thủ lệnh trừng phạt Moscow của Washington xuất phát từ vai trò của Kremlin trong cuộc xung đột Ukraine.

Việc phá bỏ hợp đồng khiến nước Pháp có nguy cơ phải bồ thường cho Nga 3 tỷ USD. Paris cứ ngỡ rằng khi hết mình vì đồng minh thì Washington và Brussels sẽ bù đắp thiệt hại cho người Pháp.

Tuy nhiên, sự thật rất bẽ bàng. Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ cho rằng Pháp có thể sử dụng các tàu chiến Mistral sau khi hủy hợp đồng với Nga và tự thanh toán chi phí đóng tàu lẫn phi bồi thường.

Bà Marine Le Pen đã bức xúc: “Pháp gia nhập NATO là vì lợi ích quốc gia, nhưng làm thành viên NATO khiến Pháp thiệt hại thì không cần ở lại NATO. Hợp đồng giao tàu Mistral cho Nga ký trước khủng hoảng Ukraine nên Pháp cần tuân thủ”.

Trong khi đồng minh chắc lép với Paris thì Moscow – thực thể được quyền yêu cầu Paris bồi thường – lại không yêu cầu chính phủ Pháp lấy tiền đóng thuế của người dân Pháp để trả cho “phí trung thành” với đồng minh.

Ngày 16/4/2015, trong lần đối thoại thường niên trực tiếp trên truyền hình lần thứ 13, Tổng thống Nga Putin tuyên bố Moscow không dự định đòi “bất cứ khoản bồi thường hay tiền phạt nào với Paris, chỉ cần hoàn trả các chi phí Nga đã gánh chịu.

Tổng thống Putin khẳng định việc Pháp từ chối giao các tàu chiến Mistral không hề làm suy yếu khả năng phòng thủ của Nga. Ông còn cho hay, Nga ký hợp đồng này là nhằm “hỗ trợ phía Pháp và giúp các xưởng đóng tàu Pháp không lãng phí công suất”.

Quốc khách đầu tiên của De Gaulle đệ nhị là cựu điệp viên KGB Putin

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo tối cao của nước Nga cho rằng việc Paris từ chối giao các tàu chiến Mistral khiến Moscow “quan ngại về uy tín của các đối tác thuộc khối NATO và sẽ cân nhắc vấn đề này trong những lần hợp tác tiếp theo”.

Rõ ràng, dù Moscow không yêu cầu Paris phải bồi thường nặng nề, nhưng việc mất uy tín còn khiến nước Pháp thiệt hại gấp nhiều lần và rõ ràng người Pháp không thể không so sánh sự nhỏ mọn của người Mỹ với sự cao thượng của người Nga.

Do vậy, nếu nước Pháp rời NATO – mà điều này rất có thể – thì cách ứng xử cùa Nga trong vai trò đối tác và từ lối hành xử của Mỹ trong vai trò đồng mình, có tác động rất lớn tới quyết định của Paris rời bỏ mái nhà xưa ngay khi vừa mới trở lại.

RELATED ARTICLES

Tin mới