Friday, April 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiAnh lôi EU trừng phạt Nga: Phép thử đồng minh?

Anh lôi EU trừng phạt Nga: Phép thử đồng minh?

Trước Brexit, Anh đang dùng phép thử đồng minh ở châu Âu bằng cách kêu gọi cùng chống Nga?

Tính đến ngày 28/3, đã có 27 quốc gia, trong đó có Mỹ và đa số các nước thành viên trong Liên minh Châu Âu (EU) công bố quyết định trục xuất các nhân viên ngoại giao Nga.

Trong các tuyên bố, việc trục xuất các nhân viên ngoại giao được lập luận bằng việc họ chính là các điệp viên Nga được tạo vỏ bọc nhằm tiến hành công tác tình báo.

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson tuyên bố đây là vụ trục xuất tập thể các sĩ quan tình báo của Nga lớn nhất trong lịch sử.

Đây là phản ứng cho thấy tinh thần đoàn kết, sự ủng hộ về mặt lập trường của Anh sau vụ điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái bị đầu độc tại Salisbury ngày 4/3.

Sự đồng thuận cùng trừng phạt Nga đã thể hiện tinh thần đồng đội của các nước châu Âu, kể cả vào thời điểm cuộc “ly hôn” của Anh khỏi liên minh đang trên bàn đàm phán.

Chuyên gia Reiner Braun người đồng sáng lập Tổ chức hòa bình quốc tế (International Peace Bureau) trả lời Sputnik cho rằng, đây là một chiến lược hiệu quả của Anh trong việc nâng cao tầm quan trọng của mình trước khi sự kiện Brexit xảy ra.

“Khi không thể giải quyết được vấn đề nội bộ, thì chiến lược hướng sự chú ý vào “kẻ thù chung” để tìm kiếm sự đồng điệu là điều dễ hiểu” – ông Braun nói.

Qua việc cùng trừng phạt một nước được coi là “kẻ thù chung” đang gây hấn ở biên giới phía Đông Âu, Anh đã thực sự tìm được danh sách đồng minh, những người không cần có các bằng chứng thuyết phục mà tin tưởng vào lập luận của Anh mạnh tay trừng phạt Nga.

“Đây là phép thử lớn đối với Anh, đặc biệt trong bối cảnh hậu Brexit để xem họ có bao nhiêu đồng minh thực sự” – Washington Post dẫn lời một quan chức châu Âu giấu tên cho biết.

Tuy nhiên, Thượng Tá Mikhail Lyubimov, cựu đặc vụ Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) nhận định rằng, kể cả trong trường hợp có đặc vụ tình báo Nga trong số những nhà ngoại giao bị trục xuất, hoạt động tình báo Nga tại các quốc gia này cũng không hề bị ảnh hưởng.

Thay vào đó, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, việc London bác bỏ đề xuất giúp đỡ của Nga và cung cấp tài liệu trong vụ đầu độc cha con nhà Skripal đã cho thấy rằng London không quan tâm đến việc tìm ra sự thật cho thảm kịch ở Salisbury.

Người đứng đầu Vụ không phổ biến và kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga Vladimir Ermakov đã phát biểu về quyết định trừng phạt Nga từ các nước châu Âu với đại diện đại sứ quán một số nước đối tác từ Cộng đồng các Quốc gia Độc lập.

Ông nói: “London đã bác bỏ tất cả các đề xuất của Nga để tiến hành cuộc điều tra song phương với quy mô toàn diện nằm trong khuôn khổ Công ước Cấm Vũ khí Hóa học và bỏ qua tất cả các yêu cầu của Nga về cung cấp dữ liệu để nghiên cứu cho điều tra chung.

Việc này khẳng định rằng Anh không quan tâm đến việc tìm sự thật cho thảm kịch đã xảy ra đối với hai công dân Nga trong lãnh thổ London”.

Trong những diễn biến liên quan đến tình trạng sức khỏe của cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái, người thân trong gia đình đang đặt nhiều mối nghi ngờ khi họ không được phép vào bệnh viện để thăm hỏi.

Anh loi EU trung phat Nga: Phep thu dong minh?
Không ai được nhìn thấy cha con Skripal nằm trên giường bệnh.

Ngoài các thông báo sơ bộ của Thủ tướng Anh về tình trạng sức khỏe thực tế của hai cha con, không có nguồn tin nào khác tiết lộ về điều đó.

Nhân viên lãnh sự của Nga không được tiếp cận hai cha con Skripal dù họ vẫn là công dân Nga, cũng không được tiếp xúc với các bác sỹ điều trị cho bệnh nhân.

Ngay cả ảnh chụp hai cha con trong phòng bệnh nhân cũng không có. Người thân của Skripal cũng không được vào thăm.

Hồi tuần trước, tờ The Times dẫn nguồn bác sỹ trưởng của bệnh viện ở Solisbury viết cô Yulia Skripal rơi vào tình trạng hôn mê, sau đó tỉnh lại rồi lại rơi vào hôn mê.

RELATED ARTICLES

Tin mới