Friday, April 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiXảo thuật ‘phi hạt nhân hóa’ của Kim Jong Un và nỗi...

Xảo thuật ‘phi hạt nhân hóa’ của Kim Jong Un và nỗi lo của thế giới

Với việc chấp thuận tiến tới bàn đàm phán “phi hạt nhân hóa” do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất, thanh thế của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tăng vọt trên trường quốc tế. Tổng thống Trump không ngờ rằng, bởi đề xuất của mình, ông đã giúp cho Kim Jong Un chỉ sau một đêm đã trở thành đề tài được tìm kiếm nhất trên Internet trong khu vực, theo Nikkei.

Hoa Kỳ đã luôn luôn theo đuổi mục tiêu “phi hạt nhân hóa” như một tiền đề cho các cuộc đàm phán với Triều Tiên. Nhưng từ “phi hạt nhân hóa” có thể có 2 ý nghĩa khác nhau ở hai bên bờ Thái Bình Dương, theo Nikkei.

Ý nghĩa thực sự về “phi hạt nhân hóa” của Triều Tiên

Chỉ sau một đêm, Kim Jong Un nhanh chóng nổi tiếng, chỉ bằng nói một từ đơn giản và lặp đi lặp lại, đó là “phi hạt nhân hóa” trong các cuộc gặp gỡ các đặc phái viên của nước láng giềng Hàn Quốc và gửi tín hiệu “phi hạt nhân hóa” tới Mỹ.

Động thái ngoại giao mới lạ này của Kim Jong Un đối với thế giới bắt đầu kể từ Thế vận hội Mùa Đông Pyongchang vào tháng 3 vừa qua. Trước đó, 2017 là một năm thử nghiệm tên lửa đạn đạo điên cuồng của Bình Nhưỡng, và Washington cho rằng đã có một vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch tại Triều Tiên.

Với sự tinh quái của mình, Triều Tiên đã nói về chuyện từ bỏ vũ khí hạt nhân bằng một núi những sự kiện báo trước, và vẫn nhắc đi nhắc lại từ “phi hạt nhân hóa” trong mỗi cuộc họp báo mới.

Cũng kể từ thời điểm Trung Quốc che dấu sự khó chịu của một kẻ có vai vế, và hướng tới bắt tay Kim Jong Un và đưa ông ta lên mây, bằng một hội nghị thượng đỉnh đầy xa hoa với Chủ tịch Tập Cận Bình, lãnh đạo Kim cũng lặp lại từ “phi hạt nhân hóa” tại Bắc Kinh.

KimLãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, nỗi lo lắng của thế giới, về một cuộc chiến tranh hạt nhân tại khu vực Đông Bắc Á. (Ảnh: Daily Express)

Hôm thứ Năm (29/3), Tổng thống Hàn Quốc đã xác nhận sẽ gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào tháng 4/2018 tại khu vực phi quân sự giữa 2 nước. Đến thời điểm này, Nhật Bản và Nga đều muốn tiến hành đàm phán với Kim.

Trước đó, vào tháng 11/2017, Bình Nhưỡng tuyên bố chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của họ đã hoàn thiện, và Triều Tiên đưa ra các tín hiệu cho thấy hệ thống tên lửa này có thể nhắm thẳng tới lục địa Hoa Kỳ. Trên góc độ đó, cùng với kế hoạch thực hiện một loạt các thử nghiệm vũ khí tại khu vực Thái Bình Dương, Triều Tiên không giống như một kẻ yếu ớt nói lời xin lỗi đối với các lệnh trừng phạt quốc tế, mà giống như là một sự trỗi dậy của một cường quốc mới trong khu vực.

Nỗi lo của thế giới

Nếu Mỹ lo ngại về các tên lửa tầm xa của Triều Tiên, thì Nhật Bản e ngại về nguy cơ dễ bị tấn công bởi các tên lửa tầm ngắn. Vì vậy, đến thời điểm này, họ cũng muốn ngồi vào bàn đàm phán với Triều Tiên.

Triều Tiên có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nhỏ hơn Malta (quốc đảo phía Nam nước Ý, giữa Địa Trung Hải), nhưng với đội quân sở hữu vũ khí hạt nhân, quốc này Đông Bắc Á này đang là mối lo ngại của thế giới.

RELATED ARTICLES

Tin mới