Friday, April 19, 2024
Trang chủQuân sựNhật Bản xích lại gần Nga bất chấp áp lực Mỹ?

Nhật Bản xích lại gần Nga bất chấp áp lực Mỹ?

Lo ngại trước liên minh quá gần gũi Nga-Trung, Nhật Bản đang nỗ lực xích lại gần Nga, bất chấp các áp lực từ người đồng minh Mỹ.

Khi Mỹ và nhiều quốc gia lớn ở châu Âu tiến hành trục xuất các nhà ngoại giao và quan chức tình báo của Nga do vụ một cựu điệp viên Nga bị đầu độc tại Anh thì Nhật Bản lại duy trì sự phản ứng không quá mạnh mẽ.

Khác với các đồng minh đều chống lại Nga, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Ngoại trưởng Taro Kono không chỉ chọn việc không trục xuất các nhà ngoại giao, mà hoàn toàn không cáo buộc Nga.

Theo tiết lộ của Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hôm 27/3, “Nhật Bản đã nói với phía Nga rằng việc sử dụng vũ khí hóa học là không thể chấp nhận được” khi được hỏi về việc Nhật Bản sẽ làm gì sau khi nhiều nước châu Âu quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga.

Có vẻ như chính quyền của ông Abe cảm nhận thời điểm này chính là cơ hội vàng để có một sự đột phá trong quan hệ với Nga.

Trước đó, khi Mỹ và phương Tây thực hiện các biện pháp trừng phạt Nga vì vấn đề Crimea, Nhật Bản chỉ tham gia trừng phạt tượng trưng bằng cách hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Crimea và hứa sẽ đóng băng các tài sản tài chính của người Nga nằm trong danh sách trừng phạt.

Tuy nhiên, doanh thu thương mại giữa bán đảo này với Nhật Bản cực nhỏ. Các công dân giàu có của Nga lại không giữ tiền ở Nhật.

Bên cạnh đó, để phát triển mối quan hệ với Nga, Nhật Bản đã cử thêm chức vụ Bộ trưởng Bộ Quan hệ kinh tế Nga-Nhật, một vị trí đặc biệt ở vùng Viễn Đông.

Theo giới phân tích, lý do sâu xa của việc Nhật Bản muốn xích lại gần Nga xuất phát từ chính nỗi bất an của Tokyo trước một Trung Quốc quá mạnh.

Kể từ sau Chiến tranh thế giới II, Bắc Kinh và Tokyo đã quen với việc không tin tưởng lẫn nhau. Ngay cả các nhà lãnh đạo hiện tại của hai nước là Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Shinzo Abe cũng đều nhấn mạnh khoảng cách giữa họ. Các cuộc họp song phương rất hiếm khi diễn ra.

Chừng nào mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc không vượt qua quan hệ đối tác bình thường, họ sẽ không khiến Nhật Bản quá lo lắng. Tuy nhiên, triển vọng của một liên minh chiến lược Nga-Trung đã làm cho Tokyo thực sự hoảng sợ.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn Đông của Nga Valery Kistanov nhận định: “Nếu Nga và Trung Quốc cùng tham gia vào các hoạt động chống Nhật Bản, thì đối với Tokyo, điều đó sẽ có nghĩa là cơn ác mộng của họ trở thành sự thật.

Ông cho rằng, bầu không khí giữa Nhật Bản và Trung Quốc hiện nay đã “căng thẳng đến mức giới hạn”.

“Ông Tập Cận Bình không cả muốn nghe tới cuộc gặp gỡ với ông Shinzo Abe, các nhà chính trị này nếu có đối diện với nhau, thì cũng chỉ là bên lề các hội nghị thượng đỉnh lớn, chứ không phải chỗ nào khác. Tôi xin đưa ra ẩn dụ thế này: “Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc hiện nay đang đóng băng”, Kistanov nói.

Được biết, vào tháng 5 tới, dự kiến Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp nhau, thảo luận về các hoạt động hợp tác kinh tế trên các đảo mà Nga đang kiểm soát nhưng phía Nhật Bản đòi chủ quyền.

RELATED ARTICLES

Tin mới