Saturday, April 20, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ “kín tiếng” về chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình...

TQ “kín tiếng” về chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

ASEAN được coi là khu vực đa dạng nhất về văn hoá, chính trị, tôn giáo và hình thái xã hội với ảnh hưởng sâu rộng từ Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng gọi Việt Nam là “trái tim của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” khi tham dự APEC 2017 tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam. ASEAN chính là minh hoạ chân thực nhất khi Thủ tướng Nhật Bản nhắc tới “sự hợp lưu của hai đại dương.”

Xét về kinh tế, ASEAN là một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế giới, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao. Trọng tâm động lực của kinh tế thế giới không chỉ đang dịch chuyển từ Tây sang Đông (Mỹ & châu Âu sang châu Á) mà còn từ Bắc xuống Nam (Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á). Từ năm 2013 đến 2016, khu vực ASEAN thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn Trung Quốc.

Không chỉ có tiềm năng về kinh tế, ASEAN còn nắm giữ vị trí địa chính trị quan trọng hàng đầu. Malacca là eo biển kết nối Ấn Độ Dương vào Biển Đôn,g là cửa ngõ để hàng hoá và năng lượng từ Trung Đông, Ấn Độ đi tới Đông Bắc Á và Thái Bình Dương.

Xét về quan điểm của các nước trong khu vực chúng ta thấy rất đa dạng. Trong khi Việt Nam, Singapore, Indonesia và Thái Lan ngày càng thể hiện rõ sự ủng hộ chiến lược mới thì những nước nằm trong tầm ảnh hưởng lớn của Trung Quốc như Philipines, Malaysia, Campuchia lại giữ thái độ im lặng khó hiểu.

Trong thời kỳ mới, để chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đạt được kết quả và dấu ấn, các nước liên quan sẽ phải giải đáp nhiều ẩn số. Trước hết, cần lưu ý, ý tưởng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương dựa trên bốn trụ cột là Mỹ, Nhật, Ấn, Australia và trùm lên đó là tấm màn tầm nhìn về một khu vực tự do, rộng mở. Bốn nước dường như ở vị thế ngang nhau.

Hiện chưa có một cơ chế ràng buộc và nó đặc biệt mơ hồ chưa rõ mục đích chính đằng sau là đem lại lợi ích cho khu vực, cho bốn nước nói riêng, hay để kiềm tỏa Trung Quốc. Trong thời kỳ hiện đại, nhìn chung các tập hợp lực lượng của phương Tây đều có một cường quốc dẫn dắt, đó là Mỹ.

Bối cảnh nội bộ của Mỹ hiện nay liệu có cho phép chính quyền Tổng thống Trump thực hiện những toan tính đối ngoại của mình hay không? Đây là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Bốn nước trụ cột của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đều là cường quốc, phân bổ ở 4 vị trí địa lý khá xa nhau. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi nước có một đặc điểm tình hình, lợi ích và tầm nhìn khu vực riêng. Việc điều phối, phân vai của nhóm sẽ không đơn giản. Sự khác biệt của nhóm “Bộ tứ” này với NATO, SEATO hay đơn thuần là liên minh Mỹ – Nhật – Hàn đó là khoảng cách địa lý.

Muốn phối hợp tốt giữa 4 quốc gia, ít nhất về mặt quân sự hay bảo đảm an ninh biển sẽ đòi hỏi phải có kinh phí, năng lực quản trị và sự hiểu biết lẫn nhau tương đối sâu sắc.

Quan trọng hơn nữa, sự hình dung ra một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương còn mơ hồ và chưa nhận định được vai trò của các nước khác trong khu vực, trong đó bao gồm các nước ASEAN, Hàn Quốc, và cả Pakistan cũng như các nước Châu Phi.

Theo các nhà phân tích, không thể không tính đến vai trò của các nước “ngoài Bộ tứ”. Họ có thể không tham gia, nhưng nếu một vài nước không ủng hộ thì sẽ rất khó để tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thành hiện thực, bởi lẽ biển không phải của riêng ai.

Tầm nhìn ý tưởng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tuy được phác họa một cách đẹp đẽ, nhưng chưa nêu rõ rằng liệu các nước sẽ phải phân bổ nguồn lực kinh tế, chính trị, quân sự như thế nào. Dường như hiện nay mới chỉ nêu nhiều về giá trị, và một vài hướng giải pháp về quân sự, nhưng nội hàm về kinh tế chưa có gì.

Việc Mỹ rút khỏi TPP đồng nghĩa với việc quốc gia này rút một chân kinh tế và đẩy mạnh một chân quân sự tại khu vực. Trong tình hình thế giới ưa chuộng hòa bình và hợp tác như hiện nay, sự thiếu vắng một trụ cột về kinh tế sẽ khiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trở nên kém hấp dẫn, nhất là khi BRI đang được đẩy mạnh.

Một ẩn số phải quan tâm tìm kiếm, giải đáp là phản ứng và đối sách của Trung Quốc. Hiện Bắc Kinh vẫn rất kín tiếng về ý tưởng này. Trong khi đó, họ tập trung củng cố nội bộ, phát triển các ý tưởng và con đường đi ra ngoài của riêng mình.

RELATED ARTICLES

Tin mới